Bất lực trong việc tìm thị trường mới, Công ty Cổ phần XNK Rau quả I mới đây quyết định quay trở về với thị trường cũ là Nga, Đông Âu, Tây Âu, Trung Đông và Ai Cập.

Trước đây, các thị trường truyền thống này liên tục cắt giảm hợp đồng. Ngay cả với hợp đồng đã ký, đối tác cũng yêu cầu cắt giảm số lượng do đồng Rup (Nga) suy yếu, giảm giá tới 40%.

images1736051_xkns

Tại Công ty cổ phần XNK Rau quả Thanh Hóa, sau hai tháng triển khai tìm thị trường mới, số hợp đồng ký kết được tại Malaysia và Đài Loan cũng rất ít và nhỏ (vài trăm tấn), bất chấp việc công ty bán với giá rẻ hơn.

Chính vì thế, công ty đã phải đóng cửa 10 nhà máy, hoạt động cầm chừng 3 và tồn đọng tới 6.000 tấn nguyên liệu.

Mặt hàng thuỷ sản, do thị trường truyền thống EU bị thu hẹp, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam phải chuyển hướng sang các nước châu Á.

Song, DN vẫn chưa tìm được hợp đồng mới nào. Ách tắc thị trường, nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản tại Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… của Tổng công ty đang phải sản xuất cầm chừng, chỉ đạt 30-45% công suất để giữ chân công nhân.

Thậm chí, khi đã có được thị trường mới, như với cá tra xuất khẩu vào Rumani, đơn giá trung bình tại thị trường này của các DN Việt Nam từ cuối năm 2008 còn sụt giảm thê thảm, từ 2,12 EURO/kg xuống còn 1,24 EURO/kg và vẫn có chiều hướng sụt giảm. Nguyên nhân cũng là do sự suy giảm của đồng nội tệ của quốc gia này.

Bộ NN-PTNT xác định, năm 2009, các thị trường mới mà ngành này nhắm đến là Trung Đông, Đông Âu (Nga, Ukraina), Bắc Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc. Nhưng để vào được các thị trường này là rất khó do vấp phải sự cạnh tranh lớn và thiếu kinh phí.

Điển hình là, trong khi Việt Nam loay hoay tìm cách tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều thì Trung Quốc đã tiến một bước xa khi lai tạo được loại vải thiều không hạt.

Do vậy, thống kê từ Bộ NN-PTNT cho thấy, hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 2,02 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài gạo, giá trị xuất khẩu của toàn bộ các mặt hàng khác đều giảm.

Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, để hàng Việt Nam xuất khẩu vào được thị trường mới, các DN phải thật kiên trì, bởi thị trường mới không thể có được chỉ sau 1-2 tháng xâm nhập mà phải lâu dài.

Theo ông Hải, các DN Việt Nam với ưu thế hàng giá rẻ nên tranh thủ thời cơ, chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Các thị trường này vốn nhập nhiều loại mặt hàng cao cấp, nay do người dân thắt chặt chi tiêu sẽ chuyển sang các loại mặt hàng cùng chủng loại nhưng thấp cấp hơn.

Ngoài ra, các DN cũng nên lưu tâm đến thị trường của các nước đang xuất khẩu những mặt hàng tương tự Việt Nam, chẳng hạn như hoa quả tươi và hoa quả chế biến – lâu nay các nước châu Phi vẫn chiếm lĩnh – để nghiên cứu, tận dụng thế mạnh tạo bước đột phá do một số nước đang gặp khó khăn.

Hà Phương


TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!