(Chinhphu.vn) – 6 biện pháp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) phát huy mọi khả năng, nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đã được quy định rõ tại Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ. Với quyết nghị này, một lần nữa vai trò của DNNV tiếp tục được đề cao và khẳng định vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội đất nước.


 may

Chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, DNNV được hình thành rộng khắp từ thành thị tới nông thôn, thu hút lượng lao động lớn. Sự phát triển tích cực của DNNV đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định lại tình hình kinh tế, an sinh xã hội trong những năm vừa qua.

Tuy vậy, DNNV vẫn còn có những khó khăn nhất định mang tính đặc trưng và lâu dài, như về quy mô DN nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị DN yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó,… Nhận định sâu sắc những khó khăn này, Chính phủ tiếp tục có những quyết sách giúp DNNV phát triển bền vững, đồng đều và có sức vươn ra thị trường quốc tế.

Trong số các biện pháp lớn được Chính phủ đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNV, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này.

Tạo mới và công khai quỹ đất cho DNNV

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới cho các DNNV thuê hoặc dành quỹ đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNNV và vườn ươm DN.

Hàng năm, các địa phương phải thông báo công khai diện tích đất dành cho DNNV và các khu, cụm công nghiệp cho các DNNV, vườn ươm DN; tổ chức tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho các DNNV khi tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Chính phủ quyết nghị 6 biện pháp lớn bao gồm:1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNV.2. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNV.

3. Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất.

4. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNV.

5. Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DNNV.

6. Xây dựng và củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNV.

Theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì xây dựng bản tin quy hoạch sử dụng đất nhằm cung cấp thông tin, công khai quy hoạch sử dụng đất đến các địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng tiếp cận và huy động vốn

Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì việc tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DNNV.

Lần lượt trong quý III, IV/2010, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNV như bao thanh toán, cho thuê tài chính…; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển DNNV, trình Thủ tướng.

Giải quyết gốc rễ các khó khăn, hạn chế của DNNV

Trước vấn đề khả năng cạnh tranh và tiếp cận nguồn tín dụng của DNNV đang được xem là một trong những hạn chế mang tính đặc trưng, Chính phủ quyết nghị giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, mở rộng đối tượng cho vay vốn, tăng mức vốn vay đối với mỗi dự án đem lại hiệu quả cao về tạo việc làm của DN, chú trọng đối tượng DNNV theo chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, nghiên cứu mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Cùng với đó, trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ chương trình hỗ trợ phát triển DNNV trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015, tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN nông nghiệp, nông thôn và làng nghề truyền thống, ưu đãi thuế thu nhập DN, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các DNNV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn liền với địa bàn nông thôn, miền núi, miền biển, vùng sâu, vùng xa.

Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng số lượng DN đăng ký thành lập mới vẫn tăng. Tính đến hết 2009, gần 85.000 DN đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008.Các DNNV có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn, nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Đây cũng là khu vực khai thác và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn

***

OMT là công ty tiên phong trong lĩnh vực elearning cho doanh nghiệp Việt Nam. Các khóa học trong chương trình elearning của OMT được thiết kế theo đặc thù của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp, mang lại lợi ích từ sự kết hợp giữa tri thức quản lý quốc tế, hiểu biết đặc thù địa phương và phương pháp đào tạo linh hoạt, giúp doanh nghiệp kiểm soát được ngân sách đào tạo và tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình.Chúng tôi đã xây dựng nhiều hệ thống đào tạo trực tuyến cho các doanh nghiệp như MBBank, Tổng cục Thuế, VietnamPost…


TAGS:

Cloud-based education management platform