cambridgestaterNhiều giáo viên chưa nối mạng tại nhà, như thế sẽ bị phụ thuộc vào nơi có mạng internet. Tại nhiều trường phổ thông và trung tâm GDTX, cơ sở vật chất thiết bị thông tin còn yếu kém.

“Nhặt sạn” trong dạy và học tiếng Anh bằng E-learning

E-Learning hay còn gọi là đào tạo trực tuyến, đào tạo qua mạng internet là loại hình đào tạo dựa vào công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.


Để khắc phục tình trạng yếu kém của việc dạy và học tiếng Anh hiện nay, giải pháp E-Learning được xem là hiệu quả hơn cả.
Còn nhiều “thầy” chưa đạt chuẩn

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ phó Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT: Ở Việt Nam có thể tìm thấy các chương trình đào tạo trực tuyến theo 3 kênh chính: Các trường ĐH trong nước; các trường đào tạo nước ngoài đưa vào Việt Nam; các Cty lập ra.

Hiện đang có một số cơ sở đào tạo tiếng Anh qua mạng internet với các mức độ, cho các nhóm đối tượng và nội dung chương trình khác nhau. Những thương hiệu đó là: Global English thuộc tập đoàn Globallearn www.Globallearn.com.vn, global education www.globaledu.com.vn, English Discoveries Online… Học trực tuyến của trường ĐH Ngoại thương www.elaerning.ftu.vn, Kiến thức Việt www.ktvenglish.com,  tiếng Anh 123 www.tienganh123.com.

cambridgestater

Tuy nhiên, nhìn chung giáo viên tiếng Anh của chúng ta vẫn thiếu và yếu. Câu chuyện của nhiều địa phương cho thấy trình độ giáo viên tiếng Anh chưa chuẩn vẫn còn lớn hơn số lượng đạt chuẩn.

Cái khó của việc bồi dưỡng tiếng Anh qua E-Learning là: Nhiều người chỉ quen học tập trung, không quen học trực tuyến, chưa thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính.

Nhiều giáo viên chưa nối mạng tại nhà, như thế sẽ bị phụ thuộc vào nơi có mạng internet. Tại nhiều trường phổ thông và trung tâm GDTX, cơ sở vật chất thiết bị thông tin còn yếu kém.
Trò như “câm”, “điếc” tiếng Anh

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 bày tỏ: Biết tiếng Anh không có nghĩa là thành thạo tiếng Anh, tiếng Anh phải luyện tập nhiều hơn trong giao tiếp. Thực tế kết quả học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam phần nhiều là “vừa câm – vừa điếc”, tức là trò học tiếng Anh nhiều năm nhưng không thể nói được, không thể nghe được. Và tình trạng này cũng xảy ra đối với một bộ phận giáo viên, trong khi thầy giáo ở cấp ĐH đã đều là Thạc sĩ cả rồi.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng cũng nói: Trẻ em có khả năng tự học tiếng Anh nhưng chúng ta phải giúp các em tự học. Khi triển khai E-Learning có ý kiến phản đối vì cho rằng: Tốn kém khi bỏ tiền mua máy, đưa máy tính vào cho trẻ em sẽ khiến các em mải chơi điện tử nhưng chỉ khi không có chương trình cho các em luyện tập thì mới chơi điện tử mà thôi. Thực tế cho thấy: Cơ sở hạ tầng về CNTT và truyền thông của nước ta hiện nay rất thuận lợi cho đào tạo trực tuyến, trong thời gian qua, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 8-2012, cả nước có 4,4 triệu thuê bao internet, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Thuê bao điện thoại cả nước tính đến tháng 8-2012 đạt 135,8 triệu thuê bao. Theo thống kê thấy có 12,8 triệu thuê bao 3G, chiếm 14,71% dân số Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã thỏa thuận với Viettel về cước phí ưu đãi cho các cơ sở giáo dục.
Cần một thế hệ “thầy” thành thạo E-Learning

Đại diện của Intel Việt Nam cho rằng: Giáo viên ngoại ngữ là những người tiên phong trong công cuộc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học.

Theo Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, Viện ĐH Mở Hà Nội: “Việc áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến đối với nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên phổ thông là phù hợp và có hiệu quả cao. Cần triển khai chương trình nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, chương trình này chỉ cần một thời gian ngắn, không phải đào tạo liên tục trong thời gian dài như đào tạo ngoại ngữ”.

Còn ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh khẳng định việc tập trung giáo viên để bồi dưỡng rất khó nên dùng giải pháp E-Learning sẽ giúp đào tạo, bồi dưỡng được giáo viên tiếng Anh tại các địa phương một cách hiệu quả. Vì vậy, “các trường ĐH cần chú trọng đào tạo sinh viên sư phạm để ngay khi ra trường có thể sử dụng được E-Learning hiệu quả, xây dựng các chương trình bồi dưỡng E-Leaning cho giáo viên” – ông Ngô Văn Hợi đề xuất.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng: “Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cần một giải pháp E-Learning tiên tiến để bồi dưỡng giáo viên. Trong thời gian 2013-2014 chúng tôi sẽ phát triển một chương trình E-Learning dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh sinh viên và cả giáo viên Việt Nam”.

Theo kenhtuyensinh.vn


TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!