Khi dạy ở châu Á tháng trước, tôi bảo sinh viên rằng trong nền kinh tế toàn cầu này, công nghệ là lực dẫn lái cho mọi thứ. Bất kể các kiểu doanh nghiệp, mọi công ti đều cần dùng công nghệ để làm tăng tính hiệu quả và lợi nhuận. Có sản phẩm và dịch vụ tốt không còn đủ cho công ti mà mọi công ti đều phải tăng trưởng nhanh chóng, nếu không nó sẽ bị loại bỏ. Và cách duy nhất để tăng trưởng nhanh là tăng tính đáp ứng của nó cho thị trường bằng việc xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của nó. Tất cả những điều này bao gồm việc có khả năng dùng công nghệ để thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.

Một sinh viên hỏi: “Nhưng em không thấy điều đó xảy ra ở nước em. Mọi thứ là chậm ở đây; doanh nghiệp vẫn như cũ như thường lệ. Không ai nghĩ về kinh tế toàn cầu hay thậm chí biết nó là gì. Tại sao chúng em cần học cái gì đó không áp dụng cho chúng em?” Tôi giải thích: “Thay đổi đang xảy ra với nhịp khác nhau; một số nước chậm thích ứng với thay đổi và một số nước nhanh hơn. Nhưng nó sẽ xảy ra, cho nên các em có thể học nó bây giờ hay đợi cho mọi sự xảy ra rồi học nó. Các em có thể là người lãnh đạo hay người theo sau và đó là chọn lựa của các em. Cùng điều này cũng sẽ xảy ra trong các doanh nghiệp. Các công ti nhanh chóng dùng công nghệ sẽ có ưu thế hơn các công ti chậm và họ sẽ trở thành người lãnh đạo trong kinh doanh, chiếm lấy cơ hội và thâu tóm thị trường. Trong nền kinh tế toàn cầu này, không phải công ti lớn sẽ thắng mà công ti nhỏ linh hoạt và thay đổi nhanh hơn sẽ thắng. Là sinh viên công nghệ, các em có muốn làm việc cho công ti tăng trưởng nhanh hay công ti lớn đã thành lập vững chắc? Nếu các em có thể quay ngược lại quá khứ với tri thức của các em bây giờ, các em muốn làm việc cho Apple hay IBM? Các em muốn làm việc cho Google hay Microsoft? Các em muốn làm việc cho Facebook hay Yahoo? Là sinh viên, các em có thể nên tiến lên và học cái gì đó và biết rằng kĩ năng của các em sẽ được cần đến lúc các em tốt nghiệp hay các em có thể đợi cho tới khi các công ti tìm những kĩ năng nào đó thế rồi học chúng sau. Vì các em biết điều đã xảy ra ở các nước khác, kĩ năng nào được cần ở đó cho nên đó chỉ là vấn đề thời gian, nó sẽ xảy ra ở nước các em. Các em có thể nắm lấy cơ hội này hay các em có thể chờ đợi, đó là chọn lựa của các em.”

Một sinh viên hỏi: “Nhưng tại sao các công ti cần tăng trưởng? Sao họ có thể vẫn làm điều họ đã từng làm tốt?” Tôi giải thích: “Trong nền kinh tế toàn cầu này, cạnh tranh là dữ dội. Nếu công ti không tăng trưởng nhanh, các công ti khác sẽ bắt kịp và cạnh tranh sẽ dữ dội. Ta nhìn Amazon, nó bắt đầu là một công ti nhỏ bán sách trực tuyến rồi nó bán nhạc, CD và DVD. Lúc ban đầu phần lớn các cửa hàng sách vật lí không chú ý tới Amazon, vì họ không thấy sự cạnh tranh. Một người chủ cửa hàng sách nói: “Mọi người ưa thích tới hiệu sách để nhìn quanh và mua bất kì cái gì họ thích. Không ai lên trực tuyến để mua sách.” Tuy nhiên, trong vòng mười năm, Amazon đã tăng trưởng thành cửa hàng bán sách khổng lồ và đẩy phần lớn các cửa hàng sách vật lí ra khỏi kinh doanh. Ngày nay mọi người trên khắp thế giới đang mua sách từ Amazon và người ta dự đoán rằng phần lớn cửa hàng sách vật lí sẽ biến mất trong vòng mười năm tới. Tất nhiên, Amazon có thể duy trì chỉ bằng việc bán sách và CD, DVD nhưng người chủ, Jeff Bezos có viễn kiến lớn hơn. Từ một công ti cửa hàng sách nhỏ, ông ấy đã mở rộng nó thành “cửa hàng bán mọi thứ” toàn cầu mà đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức của mọi người trong mua bán trên thế giới. Hiện thời Amazon sử dụng hơn 165,000 công nhân và làm ra quãng $90 tỉ đô la trong năm. Nếu ông ấy chỉ bán sách và CD, ông ấy có lẽ làm ra không tới một tỉ đô la một năm. Công ti này là người bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Mĩ, nơi nó bán mọi thứ từ đồ điện tử, ti vi, máy tính tới quần áo, đồ đạc, thức ăn, đồ chơi và đồ châu báu. Amazon đang mở rộng sang Anh, Ireland, Pháp, Canada, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Australia, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ, và Trung Quốc. Bất kì chỗ nào nó tới, các cửa hàng bán lẻ vật lí đều đóng cửa, gần như không thể cạnh tranh được với cửa hàng khổng lồ này. Amazon không chỉ bành trướng kinh doanh bán lẻ; nó cũng sản xuất các thiết bị như máy đọc sách điện tử Kindle, máy tính bảng Fire, ti vi Fire và điện thoại Fire. Nó không chỉ dừng ở đó, vì Amazon bây giờ là nhà cung cấp dịch vụ tính toán mây lớn nhất thế giới nơi nó làm ra hơn $5 tỉ đô la một năm. Và nó vẫn đang tăng trưởng vào các kinh doanh mới khác. Các em có biết cái gì phân biệt Amazon với các cửa hàng bán lẻ trực tuyến khác không? Trái tim của kinh doanh của Amazon là động cơ phân tích dữ liệu lớn nơi nó thu thập dữ liệu từ khách hàng, biết điều họ muốn, và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Ngày nay Amazon KHÔNG phải là công ti bán lẻ nữa mà nó đã biến đổi thành công ti công nghệ khổng lồ nơi kinh doanh của nó tiến hành tốt vì nó biết điều khách hàng muốn vì khách hàng là ưu tiên hàng đầu của nó. Amazon phát minh ra mọi kiểu công nghệ, vì đó là chiến lược then chốt về mọi thứ nó làm. Ngay cả lúc bắt đầu, Amazon nhận ra tầm quan trọng của công nghệ như dẫn lái then chốt cho kinh doanh của nó và đó là lí do tại sao công ti lại thành công thế. Hiện thời Amazon đang thử việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng bằng trực thăng, điều nhanh hơn bưu điện. Nó cũng xem xét đi vào kinh doanh không gian với việc đưa vệ tinh vào không gian và xây dựng con tầu không gian trong tương lai gần. Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Không cái gì có thể dừng công ti này để tiến lên. Nó có viễn kiến, công nghệ, tri thức, kĩ năng, và tiền để làm bất kì cái gì nó muốn. Đây là mô hình cho công ti làm kinh doanh trong thời đại thông tin.”

Ngày nay công nghệ là bản chất của kinh tế toàn cầu. Gần như mọi thứ đều được dẫn lái bởi công nghệ. Bốn mươi năm trước Apple còn là một công ti máy tính nhỏ nhưng ngày nay nó là công ti lớn nhất trên thế giới, lớn hơn, tốt hơn và giầu hơn mọi công ti dầu hoả như Exxon hay British Petroleum. Một nhà phân tích Phố Wall giải thích: “Thời gian của đầu tư vào các công ti tài nguyên thiên nhiên đã qua rồi. Ngày nay đó là công nghệ nơi các nhà đầu tư phải chú ý. Vì tài sản không còn là tài nguyên tự nhiên mà là tri thức. Chẳng bao lâu xe hơi sẽ tự lái, phần lớn các robot sẽ vận hành việc chế tạo và năng lượng sẽ tới từ mặt trời. Chiến tranh về đất đai và tài nguyên tự nhiên mà đã xảy ra trong phần lớn thế kỉ 19 và 20 đã thay đổi thành chiến tranh tài nguyên nơi các nước đánh cắp công nhân có kĩ năng từ các nước khác. Mọi người có thể chưa thấy điều đó rõ ràng, nhưng nếu họ chú ý nhiều hơn, họ sẽ thấy rằng chiến tranh mới đang xảy ra trên cơ sở hàng ngày: Việc di cư của những người có tài, người bỏ nước họ để tìm việc làm tốt hơn ở chỗ khác nào đó và cuộc chiến cyber nơi các nước đang đánh cắp công nghệ từ các nước khác. Những người chủ công ti phải hiểu rằng công nghệ là yếu tố then chốt và nhanh chóng thích ứng nó hoặc đối diện với nguy cơ bị loại bỏ khỏi thị trường. Một quan chức điều hành cấp cao tuyên bố: “Sẵn sàng thay đổi đi vì đó là điều không tránh khỏi. Bất kể bạn đang trong kinh doanh nào, thay đổi đang xảy ra nhanh chóng. Cách làm kinh doanh cũ không có tác dụng trong nền kinh tế toàn cầu này. Bạn có thể thay đổi bây giờ để sống còn hay đợi đến lượt bạn đóng kinh doanh của bạn.”

Nguồn:  science-technology.vn blog



Cloud-based education management platform