Business Strategy

Business Strategy

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp băn khoăn không rõ văn bản chiến lược ghi những gì và thế nào là một văn bản tốt. Một tổng hợp nhỏ của Tạp chí Harvard Business Review từng tiết lộ: văn bản chiến lược tốt nhất là một văn bản chỉ gói gọn trong 80 từ tiếng Anh (nếu dịch ra tiếng Việt, có lẽ nó sẽ tương đương 150 chữ), hàm ý ở đây rằng nó cần phải đạt được tiêu chí súc tích, dễ nhớ và dễ theo dõi thực hiện.


Tuy nhiên, các văn bản thực tế của doanh nghiệp thường dùng có số lượng câu từ dài hơn khá nhiều. Vậy đâu là một mẫu văn bản phù hợp?

Trong số này, Bản tin Lãnh đạo và Thay đổi xin giới thiệu một đề cương mẫu của bản tuyên bố chiến lược để quý vị cùng tham khảo. Đương nhiên mọi văn bản đều phải đáp ứng nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, là một công cụ để theo dõi điều hành. Do vậy, nó phải được chỉnh sửa theo nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp và ý đồ của từng nhà lãnh đạo (mà ở đó phong cách lãnh đạo sẽ thể hiện khá rõ).

CHIẾN LƯỢC  [TÊN CÔNG TY] GIAI ĐOẠN [THỜI GIAN]

 

  1. I.      TUYÊN BỐ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH

Tuyên bố tầm nhìn phải thể hiện được ước vọng của doanh nghiệp về vị thế của mình trong ngành hoặc địa bàn hay lĩnh vực của dịch vụ sản phẩm, trong một tương lai xa, có thể là vĩnh viễn.

 

Tuyên bố sứ mệnh làm rõ lý do để doanh nghiệp tồn tại: đáp ứng nhu cầu nào, cho ai và bằng phương thức nào.

Sứ mệnh có thể được coi là một mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và là mục tiêu định tính.

 

  1. II.    GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Những giá trị mà con người của doanh nghiệp đặt niềm tin và hành động vì nó. Bộ hành vi thể hiện đặc điểm văn hóa của doanh nghiệp sẽ được phát triển từ đây.

 

  1. III.   LỢI THẾ CẠNH TRANH

Tuyên bố về sự khác biệt của dịch vụ, sản phẩm hoặc phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng nhận biết và phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Đây không có nghĩa là những gì có sẵn, mà có thể là những gì doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng, đầu tư công sức và tiền bạc để tạo ra nó trong tương lai gần.

 

  1. IV.  PHẠM VI CẠNH TRANH

Thông tin về phân khúc thị trường mà doanh nghiệp dự định cạnh tranh. Có thể là phạm vi về lĩnh vực, hoặc địa bàn, hoặc đối tượng mục tiêu và loại nhu cầu cụ thể.

 

  1. V.    NĂNG LỰC CỐT LÕI

Năng lực mà doanh nghiệp sẽ tốt hơn (các) đối thủ cạnh tranh, khó bắt chước và có tính bền vững.

 

  1. VI.  CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Là những mục tiêu định lượng, bao trùm các khía cạnh tài chính, thương hiệu và hệ thống quản trị hoặc năng lực đội ngũ. Có thể trình bày dưới dạng bản đồ chiến lược, hoặc lựa chọn liệt kê một cách dễ hiểu, có liên kết tới hệ thống các chỉ tiêu cụ thể có thể dùng làm thước đo tính hiệu quả của doanh nghiệp.

 

Các mục tiêu này thường có giới hạn 3 hoặc 5 năm tùy vào tốc độ thay đổi môi trường của loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.

 

VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH / BIỆN PHÁP CHÍNH

Không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn xây dựng phần nội dung này. Tuy nhiên sẽ rất hữu ích nếu có nó, bởi sẽ là một công cụ điều hành khá tốt cho ban lãnh đạo công ty.

 

Nhiều doanh nghiệp sử dụng ngay phương pháp bảng điểm cân bằng (BSC) để làm công cụ điều hành thực hiện chiến lược. Trong bản tin số 1 và 2 chúng tôi đã thảo luận khá nhiều về công cụ này.

 


TAGS:

Cloud-based education management platform