Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên các ngành kinh tế muốn thành công trong những ngành rất “hot” tại doanh nghiệp phải có kỹ năng và kiến thức không chỉ đơn thuần từ sách vở, mà quan trọng hơn nữa là từ các trải nghiệm thực tế.


Vậy làm thế nào để sinh viên ngành kinh tế có thể có trải nghiệm thực tế doanh nghiệp? Câu trả lời phổ biến nhất là: đi thực tập tại doanh nghiệp, nhất là trong mùa nghỉ hè.

Những doanh nghiệp có kinh nghiệm tổ chức sinh viên thực tập một cách bài bản sẽ bố trí công việc phù hợp cho các thực tập sinh, hoặc thậm chí đưa họ vào những dự án đã được thiết kế sẵn cho sinh viên thực tập, có người hướng dẫn, từ đó doanh nghiệp có thể chọn được cho mình những ứng viên tiềm năng cho tuyển dụng.

Nhiều công ty đa quốc gia uy tín như KPMG (http://www.kpmg.com/vn/vi/joinus/internship/pages/default.aspx), Deloitte Vietnam (http://www.deloitte.com/view/en_VN/vn/about-us/0dcc5bb48bffd110VgnVCM100000ba42f00aRCRD.htm) hàng năm đều có những chương trình thực tập sinh chuyên nghiệp, quy mô lớn chào đón các bạn sinh viên đang học trong nước và du học. Năm 2012 này các bạn sinh viên các ngành CNTT và kinh tế còn có cơ hội thực tập độc đáo trong chương trình do Công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu IDG Ventures Vietnam tổ chức: (http://idgvv.com.vn/en/blog/idgvv-internship-program-with-portfolio-companies-summer-2012-2)

Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là khá nhiều sinh viên thực tập hoặc thụ động ngồi đọc tài liệu, hoặc làm những việc không phù hợp và chán nản sau một thời gian thực tập rất ngắn.

Một lời khuyên cho các bạn là cần chủ động yêu cầu người phụ trách DN cho phép mình tham gia các hoạt động thực sự của doanh nghiệp thay vì thụ động ngồi đọc tài liệu hay làm những công việc giản đơn. Đồng thời, các bạn cũng cần thể hiện tính kiên nhẫn, tinh thần xông xáo không ngại việc, để tạo được lòng tin, từ đó được doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp, mang lại giá trị trải nghiệm thực sự của đợt thực tập.

Nhiều bạn chọn cho mình chương trình thực tập ở nước ngoài, kết hợp trải nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế với cơ hội du lịch, khám phá… Chẳng hạn công ty Tư vấn du học Đức Anh hằng năm đều có các chương trình vừa học vừa thực hành có trả lương tại Singapore, Thụy Sỹ, Úc, New Zealand, Mỹ và Canada (www.ducanhduhoc.com).


Cuộc thi “We Are Managers” do Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương tổ chức hàng năm

Một loại hình cơ hội cọ xát, thể hiện kiến thức, kỹ năng khác trong bối cảnh mô phỏng cạnh tranh kinh doanh cần được các bạn sinh viên kinh tế tận dụng tối đa và có hiệu quả, đó là tham gia các cuộc thi “mô phỏng kinh doanh” như cuộc thi “We Are Managers” (Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngoại thương), BSNEU Case Analysis do Viện Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân (www.bsneu.edu.vn) sắp tổ chức từ ngày 21/5/2012 đến 31/5/2012 tại Hà Nội.

Đã có nhiều nhóm sinh viên kinh tế Việt Nam đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế, ví dụ như nhóm bốn bạn sinh viên đến từ Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam vừa lọt vào top 4 đội xuất sắc nhất tại cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh quốc tế 2012 (KICC), do KPMG  tổ chức tại Hong Kong (http://www.vietnamplus.vn/Home/Sinh-vien-Viet-lot-vao-top-4–thi-kinh-doanh-quoc-te/20125/138465.vnplus).

Các cuộc thi này, với sự tham gia của các doanh nghiệp tài trợ với các tình huống thực tế, là một cơ hội tuyệt vời giúp các bạn sinh viên áp dụng lý thuyết được học trên giảng đường đại học vào giải quyết các vấn đề thực tế trong kinh doanh tại doanh nghiệp. Đây cũng là một cơ hội để thực hành các kỹ năng phân tích, đánh giá, ra quyết định và kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường thực tế với áp lực công việc cao.


Tư vấn viên Công ty Du học Đức Anh cùng đại diện các trường, các tập đoàn nước ngoài giới thiệu và giải đáp thắc mắc về các chương trình thực tập, vừa học vừa làm cho học sinh, sinh viên

Ban giám khảo không chỉ là các giảng viên kinh nghiệm, mà còn là các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn uy tín tại Việt Nam sẽ đánh giá các cách thức giải quyết và xử lý vấn đề của các nhóm dựa trên các tiêu chí về khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, khả năng truyền đạt ý tưởng theo nhóm và sự sáng tạo. Trải nghiệm những cuộc thi này, các bạn sinh viên kinh tế sẽ có thêm nhiều ý tưởng và hướng đi mới trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai, đồng thời đưa cánh cửa kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả đến gần hơn với các bạn.

Ngoài ra, tìm kiếm cơ hội làm việc thực tế (ngắn hạn) như tham gia nghiên cứu thị trường, quản lý nhóm nghiên cứu thị trường, tự kinh doanh một vài sản phẩm hay dịch vụ đơn giản cũng mang lại cho các bạn những trải nghiệm thực tế, cần thiết của một người trong cuộc.

Các sinh viên tiềm năng, sinh viên, cựu sinh viên nên chủ động liên hệ với các tổ chức trên đế tìm hiểu thêm thông tin, đăng kí tham dự khi phù hợp, tìm các cơ hội tốt nhất cho mình. Sinh viên Việt Nam thông minh, chịu khó và trên thực tế, đã giành không ít giải thưởng quốc tế.

Các bạn có thể tham khảo thêm: http://www.vietnamplus.vn/Home/Sinh-vien-Viet-lot-vao-top-4–thi-kinh-doanh-quoc-te/20125/138465.vnplus để biết, nhóm bốn bạn sinh viên đến từ Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam vừa lọt vào top 4 đội xuất sắc nhất tại cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh quốc tế 2012 (KICC), do KPMG (một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới) tổ chức tại Hong Kong.

Mặc dù là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham dự cuộc thi, nhưng các sinh viên này đã vượt qua các đội mạnh đến từ những nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc… trong cuộc thi có hơn 6.000 sinh viên của hơn 300 trường đại học đến từ 24 quốc gia.

Tại vòng chung kết, đội Việt Nam được yêu cầu giải quyết một tình huống kinh doanh thực tế hóc búa có liên quan đến một hãng hàng không và trình bày giải pháp của họ trước một Ban giam khảo bao gồm các lãnh đạo cấp cao và đối tác của KPMG toàn cầu. Ba đội còn lại cùng lọt vào vòng chung kết là Tây Ban Nha, Hong Kong và Thụy Điển.

Giải nhất đã được trao cho đội đến từ Đại học Hong Kong. Tuy nhiên, Ban giám khảo cũng đánh giá rất cao đội RMIT Việt Nam bởi phương pháp tiếp cận và phân tích vấn đề rất riêng, cũng như sự chuyên nghiệp và lòng đam mê mà họ đã thể hiện trong suốt cuộc thi.

Trịnh Hồng Đức, một thành viên trong nhóm chia sẻ cuộc thi này đã giúp bản thân có những trải nghiệm khó quên và rất tự hào vì đã đóng góp phần nào giúp làm rạng danh thế hệ sinh viên Việt Nam trên trường quốc tế.

Phân viện trưởng Phân viện Thương mại và Quản trị của RMIT Việt Nam, giáo sư Julian Teicher cho biết: “Chúng tôi vô cùng hãnh diện khi thấy sinh viên của mình tỏa sáng trên sân chơi quốc tế và lọt vào chung kết tại một cuộc thi đầy cam go. Đây là sự đóng góp tích cực của thầy và trò nhà trường. Sắp tới RMIT Việt Nam sẽ ngày càng khuyến khích sinh viên nâng cao trách nhiệm và chủ động hơn trong việc phát triển tối đa tiềm năng bản thân”./.

TS. Tăng Văn Khánh
Đôi nét về tác giả: TS. Tăng Văn Khánh là Giám đốc Công ty CP Phát triển Năng lực Tổ chức OCD (http://ocd.vn), đồng sáng lập viên Công ty OMT (http://omt.vn). Ông Khánh là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi “We Are Managers” do Khoa QTKD, ĐH Ngoại Thương tổ chức các năm 2010, 2011.

Nguồn: dantri.vn


TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!