Khi xem xét các hiệu quả của cuộc khủng hoảng nợ lên Hi Lạp, phần lớn mọi người có lẽ nghĩ tới các hàng người dài bên ngoài các ngân hàng và các cuộc phản đối trên phố. Một kết quả ít thấy được hơn nhưng có lẽ đạt tới xa hơn là ở chỗ hệ thống giáo dục của Hi Lạp đã trở thành một trong những hệ thống bất bình đẳng nhất trong thế giới đã phát triển.

Mặc dầu giáo dục ở Hi Lạp là không mất tiền, các trường công đang phải chịu đựng việc cắt giảm chi tiêu bị áp đặt bởi điều kiện của các thoả thuận cứu trợ tài chính. Trong thực tế, trên ba mươi năm qua sự việc đã trở nên ngày càng đòi hỏi sinh viên phải trả học phí tư đắt đỏ để qua được các kì thi toàn Hi Lạp khó nổi tiếng được cần để vào đại học. Nhưng với thất nghiệp dâng lên và đồng lương giảm xuống, nhiều gia đình nghèo và giai cấp trung lưu đang vật lộn để trả tiền cho học phí phụ thêm này.

Một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng này đã xếp hạng Hi Lạp vào vị trí tận cùng trong 30 nền kinh tế tiên tiến về giáo dục vì mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu năng của sinh viên và thu nhập của bố mẹ họ. Và một giáo sư luật và kinh tế tại đại học Athens cảnh báo rằng việc mất những sinh viên tài năng từ tầng lớp nghèo nàn là “thảm hoạ quốc gia” mà có thể cản trở việc phục hồi kinh tế dài hạn của Hi Lạp.

Hệ thống giáo dục của Hi Lạp được thiết kế xoay quanh nguyên lí về tính bình đẳng. Điều 16 của hiến pháp đảm bảo giáo dục không mất tiền cho mọi mức và việc vào đại học được quyết định chỉ bởi hiệu năng trong kì thi quốc gia toàn Hi Lạp. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã bỏ lại Hi Lạp với hệ thống giáo dục bất bình đẳng nhất trong thế giới đã phát triển.

Nhưng chất lượng thấp của giáo dục công ở Hi Lạp, và mức khó của các kì thi toàn Hi Lạp, đã dẫn tới hệ thống giáo dục song song được lập ra.

Đại đa số học sinh ở Hi Lạp tham dự vào các lớp học tư có tên là “frontistiria” hay lớp học thêm một-kèm-một vào mọi tối và ngày cuối tuần. Năm 2008, năm trước cuộc khủng hoảng, các gia đình có con theo học giáo dục trung học phổ thông đã chi hơn 950 nghìn euros (£704 nghìn) vào những buổi học này, chiếm gần 20% chi tiêu của những chủ hộ này – nhiều hơn bất kì nước châu Âu nào khác. “Nếu một học sinh không tham dự frontistirio, học sinh đó là người chết cho các kì thi,” Dimitra Kakampoura nói, một sinh viên 22 tuổi đã tham gia các kì thi toàn Hi Lạp trong năm 2011.

Cô Kakampoura đã chuẩn bị cho các kì thi với ba giờ học thêm mọi ngày trong ba năm và đã được nhận vào môn học rất cạnh tranh ở Đại học Kinh tế và Kinh doanh Athens. “Tôi chắc sẽ không thành công nếu không học frontistirio và các bài học tư,” cô ấy nói. “Tôi thấy tôi biết môn học này trước khi thầy giáo ở trường dạy nó cho tôi.” Việc học thêm của tôi tốn 500 euros (£371) một tháng. Nhiều sinh viên từ bỏ ước mơ của họ, vì họ không thể nào trả tiền nổi cho điều này.”

Andriana Filippou, 23 tuổi, vào một trường công ở Akrata ở miền bắc Peloponnese và bây giờ đang học làm luật sư. Cô ấy đã nhận được việc dạy thêm tư từ ba thầy giáo, năm lần một tuần, trong năm trước kì thi toàn Hi Lạp. “Điều này gây tốn kém cho bố mẹ tôi hơn 220 euros (£163) một tuần và tôi thực sự hoài nghi liệu họ có khả năng để trả cùng số tiền học thêm cho tôi hôm nay không,” cô ấy thú nhận.

Một khảo cứu năm 2005 chỉ ra rằng sinh viên từ các gia đình giầu có nhất ở Hi Lạp nhận được việc dạy học thêm tư nhân gấp bốn lần so với gia đình nghèo nhất. Với thu nhập trung bình giảm đi một phần ba và thất nghiệp tăng lên trên 25%, kẽ hở này có vẻ như đã mở rộng ra. “Đó là một hệ thống rất tệ,” Christos nói, một tài xế taxi từ Piraeus người có hai con gần đây mới kết thúc phổ thông. “Tôi không có tiền cho việc học frontisiria cho nên con tôi không thể trở thành bác sĩ hay luật sư.” Một người bây giờ làm việc trong bếp nhà trường, người kia làm việc ở cửa hàng trang thiết bị thể thao.

Hệ thống frontisiria đã tồn tại hàng thập kỉ. Có 37,000 thầy dạy thêm được đăng kí với các công ti dạy thêm tư nhân và nhiều người cũng là các thầy giáo trường phổ thông công lập người cần bổ sung thêm cho đồng lương thấp của họ. Trong một số trường hợp, học sinh được dạy bởi cùng thầy cô giáo trong trường phổ thông và lớp học thêm tư nhân, điều tạo ra cái mà báo cáo của Uỷ ban châu Âu gọi là “các khuyến khích quá đáng”. Aristides Hatzis, một giáo sư về luật và kinh tế tại Đại học Athens, tin cải cách hệ thống giáo dục ở Hi Lạp được cần một cách cấp bách để cho học sinh từ các gia đình thu nhập thấp hơn có cơ hội tốt hơn vào đại học. Ông ấy nói rằng việc mất đi các sinh viên sáng dạ do nền tảng thu nhập thấp, tổ hợp với việc di dân của hơn 200,000 học sinh ra các đại học nước ngoài trong năm năm qua, là “tổn thất thảm hoạ về vốn con người” điều có thể làm cho việc phục hồi kinh tế Hi Lạp thành khó khăn hơn trong tương lai.

“Vấn đề không chỉ là về tiền mà là vì thiếu đánh giá và chế độ trọng dụng nhân tài trong nhà trường – việc đánh giá là một khái niệm xa lạ trong hệ thống của Hi Lạp,” ông ấy nói. “Mức độ giảng dạy trong các trường của Hi Lạp thường rất thấp, nhưng nỗ lực đánh giá thầy giáo và cấu trúc đã từng bị chống lại bởi vì thầy giáo không muốn mất việc làm của họ.

“Cho nên các thầy giáo thường không có đào tạo đúng, hay nếu họ được đào tạo thì tri thức của họ không bao giờ được cập nhật.”

Cách nhìn của ông ấy được hỗ trợ bởi báo cáo về tăng trưởng và phát triển của Diễn đàn kinh tế thế giới, ghi điểm cho Hi Lạp ở chỗ cuối trong 30 nền kinh tế tiên tiến về giáo dục.

Giáo sư Aristides Hatzis cảnh báo về “việc mất mát thảm hoạ về vốn con người.” Giáo sư Panos Tsakloglou, người đã nghiên cứu sự bất bình đẳng ở Hi Lạp, nói giáo dục nên là ưu tiên. “Giáo dục là yếu tố quan trọng duy nhất tạo hình cho việc phân bổ toàn thể thu nhập và ảnh hưởng tới khả năng nghèo nàn,” ông ấy nói.

Ông ấy nói các nỗ lực đã được thực hiện bởi cựu bộ trưởng giáo dục Anna Diamantopoulou trong năm 2010 để xem xét lại cấu trúc giáo dục ở Hi Lạp và thiết lập các trường công đặc biệt cho các học sinh nghèo, nhưng các chính khách và các nhóm quyền lợi đa dạng chống lại những thay đổi này. Nhưng giáo sư Tsakloglou tin cuộc khủng hoảng nợ có thể trở thành chất xúc tác cho thay đổi. “Cho tới giờ ý chí chính trị vẫn không có đó. Nhưng với việc đóng cửa trường học vì mất tài trợ, Hi Lạp có thể bị buộc phải củng cố lại hệ thống giáo dục theo cách hiệu quả hơn.”

Nguồn: http://www.bbc.com/news/business-34384671



Cloud-based education management platform