Đầu tư phát triển giáo dục trực tuyến đã phổ biến ở những nền kinh tế phát triển từ lâu và được coi là ngành “một vốn bốn lời”. Tiêu biểu như ở Mỹ, 96% các trường đại học cao đẳng lớn đều có “e-learning” (giáo dục trực tuyến), thậm chí nhiều người còn coi loại hình này là tương lai của giáo dục.

Tại Việt Nam, “e-learning” mới phát triển trong 5 năm trở lại đây và đang dần thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Chính vì sự mới mẻ nên nó được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các startup tham gia, cạnh tranh.

Môi trường phát triển tiềm năng

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, nhờ sự hội nhập nhanh chóng với tiến bộ của thế giới trong mọi lĩnh vực mà Việt Nam là môi trường phát triển “e-learning” đầy tiềm năng. Trong cuộc khảo sát tháng 3/2014, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường giáo dục trực tuyến lớn nhất với 46%, vượt qua Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Hình thức phổ biến nhất là dạy tiếng Anh qua mạng và luyện thi đại học.

Sự phát triển “thần kỳ” của loại hình kinh doanh trực tuyến này xuất phát từ:

Trước tiên người Việt rất quan tâm đến giáo dục đào tạo, theo báo cáo hàng năm, mức chi của chính phủ cho lĩnh vực này tương đương 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. 47% chi tiêu của người dân Việt Nam dành cho giáo dục (theo nghiên cứu thị trường Taylor Nelson).

Thứ 2: Theo báo cáo của cục Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014, hiện nay số lượng người dùng Internet trong nước dao động từ 37-40 triệu, trung bình mỗi người dành khoảng 2 giờ mỗi ngày để truy cập Internet (chiếm 31.5% tổng thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông, tỷ lệ này ngày càng tăng đặc biệt là ở những người trẻ tuổi). Người Việt ngày càng sử dụng Internet nhiều hơn đã tạo cơ hội lớn hơn cho việc phát triển các loại hình kinh doanh trực tuyến.

Thứ 3: Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 50% tổng dân số nằm trong độ tuổi 15-64. Những người trẻ có tư tưởng tiến bộ, tiếp thu tiến bộ của nhân loại, sẵn sàng tiếp nhận phương pháp học mới thay thế cách học truyền thống

Thứ 4: Thực trạng dạy học cứng nhắc tại hầu hết các trường đại học khiến Việt Nam không bao giờ là môi trường học thu hút với nhiều người. Thời gian giảng dạy hạn chế, môi trường học tập ồn ào, tính thực tiễn không cao, chủ yếu tập trung vào lý luận, tốn quá nhiều thời gian ở trường lớp là những điều người ta thường nhắc tới.

Thứ 5: Hình thức học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích thiết thực như họ có thể học bất cứ nơi đâu, lúc nào với điều kiện chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet, thay vì phải chen chúc trong các lớp học thêm. Việc học ngay trong nhà sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức mà hiệu quả đạt được khá lớn.

Ngoài ra giáo dục trực tuyến còn kết nối được với những giảng viên giỏi ở khắp mọi nơi dù giờ giấc không trùng nhau, điều này có thể giúp người học tiếp xúc được với những người dạy có chuyên môn giỏi. Thêm vào đó người học có thể xem lại video nếu cần nên rất chủ động về mặt thời gian.

Thứ 6: Nguồn lực giảng viên chất lượng cao lớn nhưng chưa được tận dụng hết. Theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 70% sinh viên ra trường làm trái ngành nghề học – đây là sự lãng phí rất lớn.

Nguồn: http://blog.bizweb.vn/



Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!