Ngày nay toàn cầu hoá làm thay đổi mọi thứ, đặc biệt cách mọi người quản lí doanh nghiệp của họ. Vì nhiều thứ bây giờ được kết nối, mọi người quản lí đều phải có tri thức về công nghệ thông tin (CNTT) và hiểu cách tích hợp CNTT vào doanh nghiệp có thể cải tiến tính hiệu quả và lợi nhuận. Với tăng trưởng nhanh chóng trong thị trường toàn cầu, các trường kinh doanh hàng đầu như Harvard, Chicago, Yale, và Stanford v.v. đang yêu cầu sinh viên kinh doanh học các môn trong công nghệ thông tin vì nhiều công ti cần người quản lí có năng lực trong các kĩ năng này khi họ bành trướng sang các thị trường mới.

Vấn đề là phát triển những người quản lí doanh nghiệp có hiểu biết về CNTT, những người có thể làm việc hiệu quả ở bất kì chỗ nào trên thế giới. Mặc dầu trong nhiều năm những người quản lí hiện thời đã nhận được đào tạo về doanh nghiệp toàn cầu được dẫn lái bởi công nghệ nhưng nhiều người thất bại. Lí do là tư duy của họ không thay đổi khi họ vẫn dùng các qui tắc, chính sách và phương pháp “tư duy cổ”. Chừng nào cách nghĩ của họ còn chưa thay đổi, họ sẽ không bị ảnh hưởng trong “thế giới được kết nối” toàn cầu này. Vì nhiều người quản lí phạm phải sai lầm và các công ti mất nhiều tiền, xu hướng hiện thời là phát triển những người quản lí mới từ thế hệ trẻ hơn, những người lớn lên cùng công nghệ. Một quan chức điều hành giải thích: “Khó mà thay đổi tâm trí của những người quản lí có kinh nghiệm, người đã từng làm việc trong thời gian dài và yêu cầu họ chuyển sang tư duy mới cùng công nghệ như dẫn lái chính. Ngay cả ngày nay nhiều người quản lí của tôi vẫn không hiểu toàn cầu hoá hay tin rằng công ti của tôi là công ti toàn cầu. Họ không hiểu tác động của toàn cầu hoá và công nghệ bởi vì họ vẫn làm việc trong cùng văn phòng với cùng khách hàng cho nên họ không thấy nhu cầu cần thay đổi. Trong nhiều năm các lí thuyết kinh doanh ra điều kiện rằng kinh nghiệm đóng góp cho tính hiệu quả của quản lí. Tuy nhiên, ngày nay kinh nghiệm, trong khi vẫn được cần tới, là không đủ cho phát triển những người quản lí hiệu quả trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Nếu những người quản lí không bao giờ rời bỏ văn phòng địa phương của họ thì làm sao họ có thể ra quyết định cho cái gì đó ở xa hàng nghìn dặm được? Nếu những người quản lí không bao giờ dùng công nghệ, làm sao họ có thể biết được cái gì đang xảy ra ở thị trường khác? Làm sao họ có thể quyết định nhanh chóng khi nào “tư duy cũ” là chờ đợi ai đó viết báo cáo cho họ? Ngày nay mọi sự xảy ra nhanh chóng, quyết định phải đưa ra nhanh chóng nếu không cơ hội sẽ bị mất.”

Trong doanh nghiệp toàn cầu ngày nay, điều then chốt để duy trì tính cạnh tranh là dùng công nghệ thông tin. Thực ra, hơn 80 phần trăm các công ti đang tăng đầu tư trong công nghệ như di động, phân tích dữ liệu lớn, tính toán mây, và mạng xã hội. Xu hướng này chỉ ra rằng khi công nghệ thông tin trở thành phần bản chất của mọi doanh nghiệp thì người quản lí có hiểu biết về CNTT được cần tới để có được hiệu năng doanh nghiệp tối ưu. Điều này đặt ra nhiều sức ép lên đại học để phát triển một loại người quản lí doanh nghiệp mới cho công nghiệp và ưa thích là bằng cấp về Quản lí hệ thông tin (ISM) nơi người tốt nghiệp có cả kĩ năng doanh nghiệp và kĩ thuật.

Một người chủ công ti nói: “Người quản lí doanh nghiệp mới phải hiểu tác động của công nghệ, cái kết nối mọi thứ và thúc đẩy kinh doanh “bên ngoài các bức tường của công ti” bằng việc mở rộng sang các thị trường mới. Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã chuyển mọi thứ lên toàn cầu với công nhân lan toả khắp thế giới và cộng tác với nhau qua thiết bị di động của họ. Điều này yêu cầu cách nghĩ mới mà những người quản lí có kinh nghiệm hiện thời có thể thậm chí không nghĩ tới. Ngày nay việc dâng lên của công nghệ di động, Big Data, và Tính toán mây đang thách thức các công ti toàn cầu cạnh tranh cho sự tăng trưởng doanh nghiệp tương lai. Tính kết nối của các thiết bị di động với Internet, và với nhau có tiềm năng khổng lồ để mở rộng kinh doanh theo những cách mà chưa hề thấy trước đây, đặc biệt khi nó đi tới việc tiếp thị, giám sát bán hàng liên tục. Đồng thời, các công ti có thể thu thập và phân tích khối lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị được kết nối và hoạt động phương tiện xã hội, trong thời gian thực và phân tích chúng để có được ưu thế.

Chẳng hạn một công ti bán lẻ có thể giám sát việc bán trong cả nước, biết cửa hàng nào bán tốt hơn cửa hàng khác và hàng hoá này bán nhanh hơn và thay đổi giá của những mặt hàng nào đó để hấp dẫn nhiều khách hàng hơn tới cửa hàng của họ. Nó cũng biết số bán, chi phí, lề lợi nhuận theo thời gian thực thay vì phải đợi đến cuối tuần, hay cuối tháng hay thậm chí cuối năm mới biết công ti làm ăn tốt đến đâu. Với công nghệ, mọi thông tin sống còn đều sẵn có trong hàng phút và người chủ có thể ra quyết định nhanh chóng. Về căn bản điều công nghiệp cần là kiểu người quản lí doanh nghiệp mới có thể biến đổi công ti thành doanh nghiệp sẵn sàng công nghệ mà có thể dùng phân tích dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng, cải tiến quản lí và làm tăng lợi nhuận.”

Với tính toán mây, thiết bị di động, và mạng băng rộng, công nhân có thể cộng tác, điều phối và chia sẻ thông tin dễ dàng để tận dụng ưu thế của thị trường toàn cầu mở. Điều này yêu cầu các qui tắc mới, luật mới và cách quản lí doanh nghiệp và kĩ thuật mạnh để đạt tới kết quả tốt nhất dựa trên đầu tư vào những nguồn lực nào đó. Với toàn cầu hoá thái độ của công nhân đang thay đổi. Công nhân có giáo dục tốt hơn sẽ lựa chọn các công ti tăng trưởng nhanh đánh giá cao đóng góp của họ để làm việc thay vì các công ti đứng yên do hệ thống quản lí kém năng lực. Cách quản lí “trên xuống” truyền thống đã lỗi thời vì nó tạo ra quan liêu và không thể đáp ứng được đủ nhanh cho thay đổi thị trường. Ngày nay nhiều công ti đang “làm phẳng cấu trúc của họ” để loại bỏ những người quản lí không tích cực để tăng hiệu quả và hiệu lực. Trong quá khứ, khi những điều xấu xảy ra, họ sa thải công nhân nhưng ngày nay khi công ti không đạt tới mục đích kinh doanh, họ sa thải người quản lí.

Nguồn: science- tecjhnology.vn blog



Cloud-based education management platform