“….câu trả lời hiển thị ngay trên màn hình. Do đó, thách thức đối với người viết câu hỏi là phải xây dựng câu hỏi và những lựa chọn trả lời buộc người học thực sự phải nắm vững kiến thức mới có thể đưa ra chọn lựa đúng”.

Khi thiết kế khóa học trực tuyến, giảng viên thường phải là người có khả năng đề xuất và xây dựng các bài tập mang tính chất phản xạ (constructed response). Nhưng đào tạo trong tổ chức và doanh nghiệp lại khác; các khóa học trực tuyến thường độc lập và do đó phụ thuộc vào loại phản ứng có chọn lọc (selected response). Những câu trả lời có yếu tố này thường được cho điểm tự động như Đúng/Sai, các câu hỏi nối và câu hỏi có nhiều lựa chọn. Trong số đó, bài tập trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất. Dưới đây là những kỳ vọng một bài tập trắc nghiệm có thể làm được; chúng ta sẽ kiểm chứng lần lượt:

mau-chot-bai-kiem-tra-trac-nghiem

Kiểm tra kiến thức công bằng và trung thực

  • Không đưa toàn câu hỏi sai
  • Không dùng các thủ thuật đánh đố người học

Giảm thiểu gian lận trong kiểm tra

Cung cấp các phản hồi và cách khắc phục đa dạng

 Sử dụng các biến để tính toán phản hồi, phân nhánh và lưu giữ hồ sơ (nên có)

Cho phép phân tích cách trình bày các câu hỏi

Một bài kiểm tra kiến thức trung thực và công bằng

“Bí quyết là câu trả lời hiển thị ngay trên màn hình. Do đó, thách thức đối với người viết câu hỏi là phải xây dựng câu hỏi và những lựa chọn trả lời buộc người học thực sự phải nắm vững kiến thức mới có thể đưa ra chọn lựa đúng”.

Những nội dung trắc nghiệm tốt cần ưu tiên các thuộc tính:

 Từ ngữ phải chuyển tải đúng trọng tâm câu hỏi

  • Lựa chọn trả lời phải ngắn gọn và ngang hàng
  • Mỗi câu hỏi chỉ nên về một chủ đề duy nhất

 Sử dụng 3 đến 5 lựa chọn cho một câu hỏi và 4 là mức tiêu chuẩn:

  • Một lựa chọn nên không liên quan đến câu trả lời đúng
  • Một lựa chọn nên gần đúng. Mục đích là để phân loại những người thực sự hiểu nội dung với những người có kiến thức bề nổi.
  • Lựa chọn thứ ba có thể tương tự như lựa chọn đưa ra trước đó, hoặc có thể ít chính xác hơn một chút nhưng khiến người làm bài bị phân vân.
  • Một lựa chọn nên sai hoàn toàn (những vẫn đảm bảo phù hợp với bối cảnh câu hỏi)
  • Thi thoảng nếu sử dụng đến câu hỏi thứ 5, đây là câu trả lời chính xác nếu chưa đưa ra trước đó.

 Sử dụng một cấu trúc câu đơn giản để người học không phải mất công đoán xem bạn đang hỏi điều gì

  • Nếu muốn câu hỏi phức tạp hơn, thực hiện bằng cách đánh lạc hướng tập trung, có thể cẩn thận xoay quanh kiến thức về chủ đề đang hỏi, nhưng không bằng những từ ngữ không rõ ràng hoặc tối nghĩa.
  • Tránh phủ định hai lần

Trắc nghiệm không chỉ phục vụ hữu ích trong kiểm tra. Nhiều giảng viên thường sử dụng phương pháp này như là một cách để đa dạng hóa phong cách giảng dạy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà giảng viên mong muốn người học có thể nắm bắt được sơ bộ bài học trước khi chính thức đi vào nghiên cứu. Bằng cách này giảng viên có thể đưa vào những câu hỏi gây cho học viên một chút hồi hộp cùng với một số phản hồi có thể giúp tăng hiệu quả học tập và giảng dạy.

Bài tập trắc nghiệm cũng là công cụ giúp tự kiểm tra kiến thức tương đối tốt, đặc biệt nếu hệ thống quản lý học tập (LMS) hoặc hệ thống điều hành cho phép đo đạc, thống kê được các phản hồi ở từng câu trả lời mà không chỉ đối với tổng thể toàn bộ các câu trả lời.



Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!