Trong phương pháp học truyền thống, sinh viên thường chuyển từ lớp này sang lớp khác, vội vàng nghe bài giảng, lấy ghi chép nhanh chóng rồi lặp lại cùng điều ở lớp khác. Đến tối hay giữa các lớp, họ ôn lại tài liệu, đọc sách giáo khoa, làm bài tập về nhà, và xem lướt qua các ghi chép trước khi lên giường, và những hoạt động này trở thành thường lệ, ngày tiếp ngày và tuần tiếp tuần. Trước khi thi, sinh viên cố gắng ghi nhớ nhiều sự kiện nhất có thể được, một số người chuẩn bị hàng tuần nhưng nhiều người học nhồi nhét vào vài ngày cuối, vài người thậm chí thức cả đêm trước khi thi để học. Trong khi thi, sinh viên cố nhớ lại nhiều nhất có thể được nhưng sau khi thi, phần lớn quên điều họ đã ghi nhớ. Những hoạt động này trở thành thường lệ, tháng nọ tiếp tháng kia và năm nọ tiếp năm kia. Về căn bản điều sinh viên làm là đạt tới mục đích ngắn hạn để qua kì thi nhưng không phát triển kĩ năng. Kết quả của kiểu học này không thể tạo ra các nhà chuyên nghiệp phát kiến, các chuyên gia chuyên lĩnh vực chủ đề, và các nhà doanh nghiệp vì nó không thúc đẩy tư duy sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh. Nó chỉ tạo ra những người rất giỏi ghi nhớ sự kiện và sao chép mọi thứ.

Trong phương pháp học tích cực, sinh viên phải đọc tài liệu bài giảng và học cái gì đó trước khi tới lớp. Trong lớp họ phải trình diễn việc học của họ bằng việc trả lời câu hỏi, tham gia vào thảo luận, và tương tác với các sinh viên khác dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Bằng việc tham gia tích cực vào những hoạt động học tập này, họ hiểu tài liệu môn học nhiều hơn. Bằng việc học nhiều hơn họ có thể duy trì mối quan tâm của họ vào môn học. Việc học tích cực yêu cầu đánh giá môn học trên cơ sở hàng tuần để chắc rằng sinh viên học và đạt tiến bộ. Bài thi theo học tích cực không được thiết kế theo ghi nhớ sự kiện mà áp dụng các khái niệm và giải quyết vấn đề để chắc rằng sinh viên không chỉ học tài liệu mà còn có thể áp dụng chúng. Để đảm bảo sinh viên đọc tài liệu trước khi tới lớp, tôi bao giờ cũng cho sinh viên một danh sách năm câu hỏi liên quan tới phân công đọc mà họ phải chuẩn bị để trả lời. Tôi thường bắt đầu lớp bằng việc chọn ra vài sinh viên để trả lời những câu hỏi này. Nếu họ đọc tài liệu và biết câu hỏi thì họ sẽ có khả năng trả lời chúng tốt. Ngược lại, nếu họ không đọc tài liệu và không thể trả lời được, họ sẽ bị bối rối trước lớp.

Trong phương pháp học tích cực, thầy giáo giúp sinh viên học bằng việc tạo ra môi trường cộng tác trong lớp học. Mỗi ngày, thầy giáo phải yêu cầu sinh viên chia sẻ cái gì đó mà họ đọc từ báo chí hay websites có liên quan tới chủ đề lớp học để kết nối các biến cố thời sự với tài liệu môn học. Xu hướng công nghệ chính là điều tốt để bắt đầu thảo luận trên lớp. Bằng việc chọn sinh viên để cho trình bày trong 5 phút về chủ điểm mỗi ngày, thầy giáo giúp sinh viên phát triển kĩ năng trình bày của họ và kĩ năng nói chỗ công cộng, điều là quan trọng cho cuộc sống làm việc của họ. Tuần trước một người bạn hỏi tôi: “Làm sao thầy biết rằng sinh viên đang học nếu thầy không đọc bài giảng trước hết?” Tôi trả lời: “Tôi nhìn vào sinh viên khi họ tới lớp học. Khi họ thường xuyên nói chuyện với người khác về chủ đề lớp học, tôi biết rằng họ đã học cái gì đó và sẵn sàng chia sẻ. Nếu họ yên tĩnh, dường như không nhiệt tình thì tôi biết rằng một số đã không đọc tài liệu trước khi lên lớp hay không sẵn sàng chia sẻ cái gì. Trong trường hợp đó tôi lấy hành động bằng việc cho bài giảng ngắn trước khi hỏi câu hỏi.”

Khi sinh viên đọc tài liệu trước khi tới lớp, họ bắt đầu quá trình học tập của họ bằng việc phát triển việc truy tìm tích cực về tri thức. Ít nhất họ biết điều họ sẽ học vào ngày đó và chủ đề môn học là gì. Trong lớp họ tham gia vào thảo luận và trao đổi thông tin với các sinh viên khác nơi họ bắt đầu hiểu nhiều hơn và tiếp tục phát triển các kĩ năng học tập của họ theo hướng dẫn của thầy giáo. Họ học hỏi các câu hỏi khi họ không hiểu cái gì đó. Họ học tìm câu trả lời cho các câu hỏi dựa trên hiểu biết của họ. Họ học nghĩ về cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề khi họ nghe người khác diễn đạt giải pháp của họ. Họ học đánh giá sự kiện và bằng chứng từ tài liệu môn học và thảo luận trên lớp. Việc học của họ được cải tiến thêm với phản hồi và hướng dẫn từ thầy giáo. Qua thời gian, sinh viên không chỉ biết tài liệu mà còn phát triển hiểu biết sâu hơn về tài liệu môn học. Với tri thức nhìn sâu, họ sẽ thích học và phát triển thói quen học cả đời.

Giáo dục truyền thống thường làm hại sinh viên bằng việc chỉ có một hay hai bài thi toàn diện vào cuối năm nơi sinh viên phải học rất vất vả trong nhiều tháng để qua được. Nó cũng làm cho sinh viên sợ học. Đó là lí do tại sao sau khi tốt nghiệp, phần lớn sinh viên không muốn học thêm nữa. Phương pháp học tích cực đang dùng các đánh giá hàng tuần để giám sát tiến bộ của sinh viên thay vì bài thi toàn diện vào lúc cuối. Về tổng thể, sinh viên sẽ có 40 tới 50 bài thi nhỏ trong một năm cho nên họ có thể đo được việc học riêng của họ về điều họ biết và điều họ không biết cho nên họ có thể cải tiến tri thức của họ. Thầy giáo cũng có thể dùng những bài thi hàng tuần nhỏ này để điều chỉnh nhịp học trong lớp để chắc rằng sinh viên đang học hướng tới mục tiêu môn học. Bằng việc có nhiều đánh giá ngắn, điều đó cho sinh viên tri thức mới mà họ có thể dùng để cải tiến việc học riêng của họ. Bài thi không còn là mối đe doạ hay cái gì đó phải qua được mà là cách để họ giám sát tích cực tiến bộ học tập của họ.

Việc học tích cực không chấm dứt với trường học. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, sinh viên phải cập nhật tri thức của họ thường xuyên. Tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên phát triển thói quen học cả đời. Thói quen là cái gì đó sinh viên phải làm mọi ngày, nó trở thành một phần của việc thường lệ của họ tới mức họ thậm chí không nghĩ về nó. Tôi khuyên rằng sinh viên đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tháng. Nó có thể là bất kì kiểu sách nào mà họ thích và không phải là sách kĩ thuật. Tôi bảo họ: “Bao giờ cũng cố có một cuốn sách mang theo các em mọi lúc để cho các em có thể đọc nó khi các em có thời gian. Ngày nay có “e-books” mà có thể tải xuống máy tính và chỉ bằng việc có vài phút giữa các hoạt động, họ vẫn có thể làm việc đọc nào đó và hoàn thành một cuốn sách mỗi tháng. Đó là ít nhất mười hai cuốn sách mỗi năm. Tôi cũng khuyên họ dành thời gian với bạn bè, những người có nhiều trí tuệ hơn, những người thích nghĩ. Họ không phải là ai đó đặc biệt nhưng những người đầu tư thời gian của họ vào việc học cái gì đó mới. Bằng việc trao đổi thường xuyên thông tin và tham gia vào thảo luận, họ bao giờ cũng học được cái gì đó. Tuy nhiên việc biết là không đủ, sinh viên phải học cách áp dụng nữa. Đọc sách về lập trình không phải là một với việc viết mã. Không người nào có thể học lập trình chỉ bằng việc đọc, họ phải thực hành. Cùng điều xảy ra trong âm nhạc, bạn không đọc sách về piano và mong đợi chơi piano. Việc học cả đời không phải chỉ là đọc sách mà còn là thực hành điều bạn đã học bằng việc áp dụng chúng vào cuộc sống.

Tôi thường nhắc nhở sinh viên của tôi: “Ngày nay việc học cả đời không phải là thứ xa hoa hay cái gì đó các em làm khi các em có thời gian mà là sự cần thiết để duy trì hiện thời với thế giới đang thay đổi nhanh. Ngay cả khi các em tốt nghiệp và có việc làm, các em vẫn phải tiếp tục học những điều mới nếu không các em có thể bị loại bỏ khi kĩ năng của các em không còn được cần nữa. Ngày nay các em không cạnh tranh với ai đó ở nước các em mà với mọi người trên thế giới. Toàn cầu hoá làm cho thế giới thành nhỏ hơn và các doanh nghiệp có thể bành trướng ra mọi nơi với việc lan toả rộng sang nhiều nước. Chẳng mấy chốc nhiều người trong các em sẽ làm việc cho các công ti toàn cầu với các văn phòng trên khắp thế giới cho nên các em phải biết mong đợi cái gì và đặt mục đích nghề nghiệp riêng của các em. Đó là lí do tại sao việc có bản kế hoạch nghề nghiệp có thể giúp đặt ra mục đích học tập cả đời và làm nó thành ưu tiên trong đời các em.”

Nguồn: science-technology.vn blog



Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!