Ngày nay Mĩ sử dụng quãng 4 triệu công nhân Công nghệ thông tin (CNTT) nhưng nhu cầu của ngành công nghiệp này là quãng 4.5 triệu người cho nên có thiếu hụt nửa triệu công nhân. Tình huống này sẽ tồi tệ nữa vì nhu cầu tiếp tục tăng với nhiều sử dụng tính toán mây, phân tích dữ liệu lớn, an ninh tính toán, và Internet vạn vật Internet of Things (IoT). Theo tạp chí Global Economic Review, Công nghệ thông tin là loại việc làm tăng trưởng nhanh chất vì nhiều nước bây giờ dùng công nghệ thông tin. Hiện thời, có trên 14 triệu công nhân CNTT trên thế giới nhưng nhu cầu được dự đoán là 22 triệu đến năm 2025. Vấn đề là làm sao các nước giải quyết được việc thiếu hụt này để có đủ công nhân CNTT đáp ứng cho nhu cầu và tăng trưởng nền kinh tế của họ?

Để giải quyết thiếu hụt này, nhiều nước đã phát triển đã đưa ra các chính sách “di trú đặc biệt” để hấp dẫn công nhân CNTT tới và làm việc ở nước họ. Quốc hội Mĩ đang xem xét tăng số visa H1B cho công nhân có kĩ năng từ 85,000 tới 195,000 mỗi năm. Canada, Anh và Đức cũng có các chính sách tương tự để đáp ứng nhu cầu đan tăng của họ. Một quan chức chính phủ tuyên bố: “Nếu các bạn có kĩ năng công nghệ thông tin, chúng tôi đón chào các bạn vào nước chúng tôi.” Dữ liệu toàn cầu về di trú thấy rằng trong mười năm qua, đã có việc tăng lên trong di trú của công nhân CNTT có kĩ năng từ châu Á sang Mĩ, Canada, Australia và Anh. Từ năm 2000 trên 1.2 triệu công nhân CNTT từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đã di cư sang Mĩ. Anh, Canada, Đức và Pháp cũng đã hấp dẫn hàng triệu công nhân CNTT tới nước của họ dựa trên các chính sách di trú của họ. Chẳng hạn, Đức đã đưa ra chương trình “thẻ lam” để tuyển 20,000 chuyên viên CNTT từ Đông Âu mỗi năm. Việc thiếu hụt này cũng xảy ra ở các nước châu Á khác nữa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đang tuyển công nhân CNTT từ các nước láng giềng như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, và Trung Quốc v.v. Một giáo sư Trung Quốc nói với tôi: “Giấc mơ của nhiều sinh viên Trung Quốc là di cư sang các nước phương tây nhưng nếu họ không có kĩ năng tiếng Anh tốt, họ có thể đi tới Singapore.”

Hiện tượng “chảy não” sẽ có tác hại lâu dài lên các nước đang phát triển vì một khi công nhân có kĩ năng của họ rời khỏi nước họ thì hiếm khi những người này quay trở về. Dữ liệu công nghiệp chỉ ra rằng 89% công nhân có kĩ năng ở lại và sống ở các nước chủ nhà. Không có công nhân có kĩ năng, các nước đang phát triển không thể tăng trưởng nền kinh tế của họ được. Câu hỏi thường được hỏi là: “Làm sao họ làm cho các công nhân có kĩ năng của họ quay trở về?” Cho tới giờ, chỉ Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc là thành công trong việc đem trở lại các công nhân có kĩ năng của họ do nền công nghiệp công nghệ tiên tiến của họ và nền kinh tế nội địa mở hoàn toàn. Một cựu sinh viên Hàn Quốc nói với tôi: “Không có khác biệt gì nếu tôi ở lại đây và làm việc cho Microsoft hay trở về nước tôi và làm việc cho Samsung. Vị trí và lương lậu là như nhau, phát kiến và nghiên cứu là như nhau, cho nên tôi ưa thích trở về nước tôi.” Một sinh viên Ấn Độ cũng nói: “Mười năm trước, tôi chắc đã ở lại đây nhưng ngày nay tôi có nhiều cơ hội ở Ấn Độ hơn là ở Mĩ. Là nhà doanh nghiệp công nghệ, dễ bắt đầu một công ti ở Ấn Độ bây giờ hơn do khuyến khích thuế tốt từ chính phủ.” Về căn bản việc trở về của công nhân Ấn Độ người đã có thời làm việc ở Mĩ, người đem tri thức và vốn của họ trở lại, đã dẫn tới việc bùng nổ ngành công nghiệp công nghệ và cải tiến nền kinh tế ở đấy. Tuy nhiên sinh viên khác bảo tôi rằng họ ưa thích ở lại Mĩ hơn. Một sinh viên giải thích: “Em có thể làm ở đây gấp mười lần quay trở về nhà. Ngành công nghiệp ở nước em vẫn còn lạc hậu và không cần tri thức và kĩ năng của em.” Sinh viên khác nói thêm: “Ở nước em, quan hệ là mọi thứ. Không biết đúng người và có quan hệ tốt, không thể nào làm được cái gì, cho nên em quyết định ở lại đây.”

Các chính phủ có thể làm được nhiều điều để đảo ngược lại việc chảy não. Bằng việc đặt khoa học và công nghệ vào ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế và cải tiến hệ thống giáo dục để phát triển công nhân có kĩ năng cho công nghiệp công nghệ, họ có thể khuyến khích phát triển các trung tâm công nghệ cao với khuyến khích thuế để thúc đẩy đầu tư nước ngoài nhiều hơn và làm nước họ thành hấp dẫn cho công nhân có kĩ năng, cả hai đều từ trong nước và ngoài nước. Ý tưởng này là đơn giản nhưng không dễ thực hiện vì nó yêu cầu viễn kiến của lãnh đạo và nó cần thời gian. Một người điều hành cấp cao có lần đã nói với tôi: “Khi đầu tư cho nước ngoài, khó khăn là tìm ra được công nhân có đủ phẩm chất. Xây dựng cơ xưởng là dễ, mở trung tâm công nghệ là dễ nhưng ông không thể có cơ xưởng hay trung tâm công nghệ vẫn còn trống rỗng không có công nhân có phẩm chất. Cho nên điều đầu tiên chúng tôi làm là nhìn vào hệ thống giáo dục của một nước như yêu cầu chủ chốt trước khi làm bất kì đầu tư nào. Những năm 1990 khi chúng tôi nhìn vào Ấn Độ, hệ thống giáo dục của nó còn lạc hậu, một số trường còn ở tại mức những năm 1950, 1960 cho nên chúng tôi đã khuyến cáo thay đổi. Chính phủ Ấn Độ đồng ý và ban hành chính sách đưa giáo dục công nghệ vào hàng đầu trong chiến lược kinh tế của họ. Phải mất 20 năm nhưng Ấn Độ ngày nay là điểm đến của nhiều đầu tư công nghệ cao. Nhưng khi chúng tôi tiếp cận Trung Quốc, chính phủ chỉ quan tâm tới việc có các cơ xưởng chế tạo để tận dụng lực lượng lao động dồi dào của nó. Trung Quốc đã làm tốt trong 20 năm với xuất khẩu các sản phẩm rẻ nhưng bây giờ nó đang vật lộn vì trong thời đại thông tin, công nghệ là dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế. Họ đã nhận ra sai lầm cho nên đã phát triển một kế hoạch để đưa 100 đại học của nó vào xếp hạng cỡ thế giới để chỉ cho thế giới về giáo dục của nó nhưng tìm đâu ra thầy giáo và người nghiên cứu đủ chất lượng? Phần lớn những tài năng giỏi nhất của họ đã ra đi và điều đó sẽ mất ít nhất một thế hệ khác để sửa đổi lại hệ thống giáo dục của nó. Nhưng đến lúc đó thì quá trễ, các nước khác có thể tiến bộ thêm nữa. Dường như không có viễn kiến của lãnh đạo, họ bao giờ cũng đi sau và cố bắt kịp rồi bỏ lỡ cơ hội tốt.”

Ngày nay “chảy não” đang xảy ra khắp thế giới vì thiếu hụt công nhân có kĩ năng kĩ thuật vẫn tiếp tục. Chừng nào các nước còn chưa thể cải tiến hệ thống giáo dục của nó và tạo ra cơ hội cho các công dân của nó ở lại trong nước và kích thích việc quay trở về của các công dân có kĩ năng đang làm việc ở nước ngoài, tình huống này sẽ tiếp tục. Một quan chức châu Âu có lần nói: “Đầu tư vào giáo dục là tốn kém và mất thời gian nhưng thay đổi luật di trú là đơn giản và nhanh. Dễ lấy công nhân có kĩ năng từ các nước khác hơn là đào tạo công nhân ở nước của bạn.” Đó là lí do tại sao một số nước tiếp tục hấp dẫn các công nhân với khuyến khích di trú đặc biệt và vấn đề chảy não sẽ tiếp tục trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh cao này.



Cloud-based education management platform