Trong khi việc làm Công nghệ thông tin (CNTT) đang bùng nổ khắp thế giới, nhiều nước đang phát triển đang dần có quá ít công nhân kĩ thuật trong lĩnh vực có nhu cầu cao này, điều có thể đóng vai trò quan trọng trong cải tiến nền kinh tế của họ. Hè năm ngoái khi dạy ở châu Á, tôi đã hỏi nhiều giáo sư về nhu cầu phát triển nhiều công nhân CNTT nhưng tất cả họ đều nói rằng đại học của họ không có đủ không gian và thầy giáo để đề cập tới nhu cầu này từ thị trường việc làm.

Một người quản trị đại học nhà nước giải thích: “Để đáp ứng cho nhu cầu này chúng tôi cần ngân sách thêm để xây thêm nhiều lớp học và thuê nhiều thầy giáo hơn. Làm sao chúng tôi có được khoản tiền thêm này và chúng tôi tìm đâu ra được thầy giáo có chất lượng? Khi chính phủ tài trợ cho trường nhà nước, việc tài trợ phải được phân phối bình đẳng cho nhiều khoa và chương trình cho nên cho dù chúng tôi biết rằng CNTT là quan trọng nhưng chúng tôi không thể cho nó nhiều tiền hơn các chương trình khác.”

Tôi biện minh: “Nhưng có nhu cầu cao về người tốt nghiệp CNTT và có nhiều việc làm mở ra trong lĩnh vực này. Đồng thời, có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp từ các chương trình khác. Tại sao các ông không hội tụ nhiều hơn vào CNTT và đầu tư vào chương trình cung cấp tương lai tốt hơn cho sinh viên và giúp cải tiến nền kinh tế của các ông?”

Ông ấy lắc đầu: “Vậy thì làm sao tôi giải thích được điều đó cho các chương trình khác? Tôi không thể lấy tiền từ chương trình này và đầu tư sang chương trình khác được. Điều đó là không thể được vì nó không có tác dụng ở đây khi mọi chương trình đều có cùng tầm quan trọng. Tôi lấy tiền thêm từ đâu để đào tạo hay thuê thêm thầy giáo? Đó không phải là việc của tôi.”

“Nó không phải là việc của tôi” là chủ đề thông thường ở đây vì mọi người chỉ hội tụ vào điều họ làm nhưng không nhìn vào bức tranh lớn hơn hay có viễn kiến về tương lai.

Khi tôi dạy ở Ấn Độ, đã có thái độ khác hoàn toàn. Nhiều đại học bang đã đầu tư lớn ngân quĩ của họ vào lĩnh vực công nghệ thông tin và tăng gấp đôi số người tốt nghiệp của họ mọi năm. Một người quản trị nhà trường nói với tôi: “Chúng tôi muốn sinh viên của chúng tôi có kĩ năng mới nhất để cho họ có thể có được việc làm tốt nhất có thể. Chúng tôi đã đầu tư phần lớn ngân quĩ của chính phủ vào khoa Máy tính và Kĩ nghệ cho nên chúng tôi có thể tăng số người tốt nghiệp của chúng tôi từ 1,500 lên 2,900 mỗi năm. Bằng việc tăng năng lực của chúng tôi và đào tạo nhiều thầy giáo hơn trong lĩnh vực CNTT, chúng tôi có thể cung cấp nhiều môn học cho sinh viên và mở rộng việc dạy công nghệ cho nhiều người hơn. Chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị cho sinh viên của chúng tôi về nghề nghiệp trong công nghệ và kĩ nghệ để đáp ứng cho nhu cầu từ thị trường toàn cầu. Hiện thời quãng 20 phần trăm người tốt nghiệp CNTT của chúng tôi đang làm việc ở hải ngoại tại Mĩ hay châu Âu và 70% số người tốt nghiệp của chúng tôi đang làm việc ở địa phương trong công nghiệp CNTT. Nhưng chúng tôi cần làm việc chăm chỉ hơn vì sinh viên của chúng tôi xứng đáng nhiều với các việc làm trả lương tốt và tăng trưởng nhanh.”

Ngày nay Ấn Độ là điểm đến của phần lớn việc khoán ngoài CNTT, kinh doanh 100 tỉ đô la với trên 1.5 triệu việc làm mới được tạo ra cho nền kinh tế của họ. Do tiến bộ trong chương trình đào tạo CNTT, người tốt nghiệp của họ trong các lĩnh vực công nghệ và kĩ nghệ có việc làm đầy đủ với lương rất tốt. Một giáo sư nói với tôi: “Chúng tôi may mắn đi nhanh vào công nghiệp công nghệ thông tin. Chúng tôi đặt ra viễn kiến từ nhiều năm trước và điều đó đã chứng tỏ là đúng để nắm lấy cơ hội tuyệt vời này. Ngày nay không ai nhìn Ấn Độ như nước với nền nông nghiệp lạc hậu đầy nghèo đói nữa. Hình ảnh của chúng tôi đã thay đổi thành một xã hội tri thức đang tăng trưởng nhanh với các nhà chuyên môn có kĩ năng cao. Tất nhiên, chúng tôi vẫn có nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết nhưng tất cả chúng tôi đều nhìn tới tương lai tốt hơn. Tất cả những điều đó là do viễn kiến đúng và đầu tư tốt vào giáo dục công nghệ.

Nguồn: science-technology.vn blog


TAGS:

Cloud-based education management platform