Chúng ta đang sống trong thời đại mà thay đổi xảy ra rất nhanh chóng. Nhiều điều được dạy trong trường ngày nay có thể không liên quan trong tương lai gần. Nếu chúng ta nhìn vào mọi lĩnh vực chính được dạy trong đại học ngày nay, một số sẽ cần được cập nhật. Có nhiều thay đổi trong khoa học, kĩ nghệ và công nghệ dựa trên những lí thuyết mới, khám phá mới, và phát kiến mới, và nghiên cứu mới. Câu hỏi là chúng ta cần dạy cái gì cho sinh viên ngày nay để cho họ có thể được chuẩn bị cho tương lai? Tất nhiên, mọi sinh viên đều cần nền tảng cơ bản nhưng họ cũng cần khả năng đi sâu vào những khu vực nào đó để hiểu cách mọi sự làm việc để cho họ có thể có khả năng áp dụng điều họ biết vào giải quyết vấn đề. Ngày nay những sinh viên có thể áp dụng được tri thức khoa học và dùng tư duy phê phán để giải quyết vấn đề sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và được việc làm trả lương khá hơn.

Là nhà giáo dục, chúng ta phải tự hỏi mình: “Chúng ta nên dạy sinh viên điều chúng ta biết hay giúp họ học cái gì đó mới? Chúng ta có nên đào tạo họ theo cùng cách chúng ta đã được đào tạo nhiều năm trước hay giúp họ khám phá mọi sự mà là quan trọng trong tương lai? Chúng ta có thể yêu cầu họ ghi nhớ những ngày tháng nào đó, những biến cố nào đó trong quá khứ như chúng ta đã được đào tạo hay cho phép họ “Google” những điều đó từ điện thoại thông minh của họ? Chúng ta có nên để họ dùng sách giáo khoa đã được viết từ mười lăm năm trước hay yêu cầu họ lên trực tuyến đọc sách điện tử hay websites có chứa thông tin mới nhất? Đây là những câu hỏi nghiêm chỉnh và cần được đề cập tới bởi từng cá nhân chúng ta.

Giáo dục truyền thống hội tụ vào việc cung cấp “tri thức chung” cho học sinh. Trong hệ thống này, học sinh phải học nhiều thứ theo nghĩa rộng. Họ biết chút ít về lịch sử, chút ít về địa lí, chút ít về văn học, chút ít về nghệ thuật, và chút ít về xã hội bên cạnh lĩnh vực học tập chính của họ. Tuy nhiên, điều đó cũng lấy đi thời gian từ quĩ thời gian giới hạn của học sinh có trong trường. Ngày nay ở nhiều nước, những khu vực tri thức chung này đang bị bỏ bớt vì những tri thức này có thể thu được từ internet, websites, bài học trực tuyến, và sách điện tử v.v. cho nên học sinh có thể dành nhiều thời gian hơn để đi sâu vào trong lĩnh vực học tập chính của họ. Tri thức chung cho sinh viên đại học ngày nay hầu hết hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Sinh viên đại học phải học các môn về toán, thống kê, logic, vật lí, sinh học, hoá học và lập trình máy tính bất kể tới lĩnh vực học tập của họ.

Ngày nay sinh viên phải phát triển kĩ năng tư duy phê phán để phân tích và ra quyết định về các biến cố hiện thời. Sinh viên phải học phân tách “sự kiện” với “hư cấu”, “dữ liệu” với “giả định”, “thiên lệch” với “chân lí” rồi đi tới kết luận riêng của họ. Họ phải đọc nhiều, nhiều hơn sinh viên đại học trong quá khứ vì có nhiều thông tin sẵn có và họ phải hiểu cách các thế giới vật lí, văn hoá và kĩ thuật vận hành cùng nhau. Chỉ thế thì sinh viên mới có thể trở thành người tham gia tích cực trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Với công nghệ thông tin, có bùng nổ thông tin ở mọi nơi. Nếu chúng ta nhìn lại năm năm trước, Facebook, và Twitter thậm chí đã không tồn tại nhưng ngày nay hơn một nửa dân trên trái đất đang dùng nó. Mười năm trước, điện thoại di động là thứ xa hoa cho người giầu nhưng ngày nay trên hai tỉ người trên trái đất có điện thoại di động. Internet được phát minh ra năm 1969 với chỉ hai máy tính kết nối nhưng ngày nay nó kết nối trên bốn tỉ máy tính. Cùng với công nghệ internet, thông tin đã tăng số lượng gấp đôi cứ sau vài tháng. Facebook lưu giữ 50 terabytes thông tin mỗi ngày. Twitter xử lí 35 megabytes mỗi giờ. Google xử lí 20 petabytes cứ mỗi mười hai giờ và lưu giữ trực tuyến 2.6 petabytes mỗi giờ v.v.

Trong thời đại “Dữ liệu lớn” này, giáo dục kiểu ghi nhớ sẽ không có tác dụng. Nó đang được thay thế bởi phong cách học phân tích logic nơi sinh viên được yêu cầu thảo luận về các vấn đề hiện thời để đi tới giải pháp thay vì ghi nhớ sự kiện. Bằng việc đưa sinh viên vào tiếp cận với nhiều thông tin, lí thuyết, sự kiện và dữ liệu, họ phải có khả năng phân tích và rút ra kết luận nhanh chóng. Đó là lí do tại sao là nhà giáo dục, chúng ta phải quyết định cái gì là tốt hơn nên được dạy trong thời gian giới hạn khi sinh viên còn trong trường dưới sự hướng dẫn của chúng ta. Tất nhiên, không ai có thể dạy mọi thứ và không sinh viên nào có thể học mọi thứ trong thời gian đó cho nên chúng ta phải hội tụ nỗ lực của mình vào việc khuyến khích sinh viên phát triển thái độ học cả đời để cho việc học tập sẽ tiếp tục sau khi họ rời trường.

Trong nhiều năm, các nhà giáo dục đã thảo luận về cách giữ “giáo dục được cân bằng” để phát triển “con người toàn bộ.” Nhưng với nhịp thay đổi công nghệ nhanh chóng, tôi tin rằng chúng ta nên hội tụ việc dạy của chúng ta vào kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề trước hết để chuẩn bị cho sinh viên về các nhu cầu tương lai để cho họ có khả năng bắt kịp với thay đổi công nghệ, kiếm được việc làm tốt, và là thành viên có đóng góp của xã hội chúng ta. Tất nhiên, khi họ trưởng thành và có việc làm tốt, họ phải có khả năng tìm ra mối quan tâm riêng của họ và theo đuổi đam mê riêng của họ như âm nhạc, nghệ thuật, văn học và lịch sử v.v. Vào lúc đó họ sẽ có khả năng chỉ đạo việc học cả đời và theo đuổi khu vực quan tâm riêng của họ.

Nguồn: science-technology.vn blog



Cloud-based education management platform