Kiểm tra trực tuyến
25/06/2020
Chia sẻ bài viết
Đã từ lâu các nhà tâm lý học phát triển các bộ công cụ bằng bảng hỏi để kiểm tra một số khả năng, tiềm năng của con người như khả năng xử lý con số, sử dụng ngôn ngữ, thông minh về không gian, chuyển động cơ thể, khả năng xử lý âm thanh và âm nhạc, ý chí, nhạy cảm về thông tin, tiềm năng học hỏi và thay đổi về tư duy và độ hòa nhập, ý chí và độ vững của tâm lý để đạt mục tiêu.
Mỗi bộ công cụ kiểm tra luôn được xây dựng dựa trên hai yếu tố chính:
- Những quan niệm và ngầm định chung của một nền văn hóa dân tộc (ví dụ văn hóa Á Đông theo Khổng Tử, văn hóa Trung Đông theo đạo Hồi) về hệ hành vi và biểu tượng con người
- Những nghiên cứu căn bản về tâm lý hành động và tư duy của các cá nhân để bộc lộ tố chất/năng khiếu của bản thân.
Các chuyên gia OMT đã tập trung phát triển các công cụ kiểm tra tiềm năng của con người trong các bối cảnh tương tác trong doanh nghiệp, và chú trọng điều chỉnh các bộ công cụ để kiểm tra được độ phù hợp của các tiềm năng mô tả trên đây đối với hệ giá trị về văn hóa cụ thể của một doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi có kinh nghiệm và công cụ triển khai hoạt động kiểm tra tố chất tâm lý cá nhân cho các nhân sự của doanh nghiệp, tổ chức dưới hình thức trực tuyến, đảm bảo khả năng tiếp cận cao, tính bảo mật và tính khách quan cao.
Mục tiêu của hệ thống kiểm tra đo nghiệm tinh thần trực tuyến là hỗ trợ hoạt động kiểm tra tuyển dụng và đánh giá tố chất nhân sự của doanh nghiệp nhằm:
- Tăng hiệu quả và chất lượng tuyển dụng nhân sự
- Giảm sức ép về thời gian cho các bên liên quan (công ty, nhân sự)
- Đánh giá, so sánh kết quả sau mỗi lần kiểm tra
- Có số liệu trực quan và chính xác, nhanh chóng
- Dễ dàng tổng hợp và phân tích số liệu
Total Personality Test ™ do các chuyên gia tư vấn quản lý OMT phát triển và ứng dụng cho nhiều doanh nghiệp trong đánh giá nhân sự. Mô hình đo nghiệm tinh thần này bao gồm 2 khía cạnh IQ và EQ với 7 yếu tố:
– Khía cạnh EQ bao gồm Giải quyết vấn đề, Ra quyết định, Nhạy cảm nội tâm và Nhạy cảm con người
– Khía cạnh IQ bao gồm Lý giải ngôn ngữ, Lý giải toán học và Lý giải không gian
Để đánh giá 7 khía cạnh nêu trên, các công cụ đánh giá IQ và EQ dựa trên mô hình tâm lý Leonard Personality Model (LPM).
Trong tuyển dụng nhân sự, trắc nghiệm EQ theo mô hình LPM cho thấy sự phù hợp của ứng viên với công việc nhất định trong tổ chức theo loại tính cách của mình, giúp rút ngắn danh sách ứng viên cho vị trí cần tuyển dụng. Kết quả của trắc nghiệm này cũng giúp chỉ ra cho ứng viên thấy cách thức họ có thể thay đổi hành vi và cải thiện một số kỹ năng đáp ứng phù hợp hơn với công việc ứng tuyển.
Công cụ đánh giá EQ theo LPM là một phương diện cơ hữu trong Total Personality Test™ và kết quả LPM cần được xem xét trong mối tương quan với các kết quả trắc nghiệm 3 chỉ số IQ: chỉ số IQ ngôn ngữ, IQ con số (logic toán học) và chỉ số IQ không gian. Các chỉ số IQ này kiểm tra năng lực ngôn ngữ, khả năng tư duy toán học và tư duy không gian của ứng viên, do đây là ba phương diện năng lực IQ quan trọng cho các công việc quản lý. Mỗi tập hợp của các yếu tố IQ và EQ sẽ tạo nên một dạng tố chất giúp cho các cá nhân có khả năng học hỏi để thực hiện được ngày càng tốt hơn một vai trò cụ thể. Mức độ phù hợp của ứng viên với một vị trí công việc cụ thể sẽ được thể hiện trong báo cáo kết quả trắc nghiệm, trong đó phân tích cả hai nhóm chỉ số IQ và EQ của ứng viên.
Bài trắc nghiệm Total Personality Test ™ được nhóm chuyên gia OMT xây dựng dựa trên các yêu cầu của một nhóm công việc (job family) cụ thể. Các bản mô tả công việc sẽ được phân loại theo nhóm có yêu cầu tương đối giống nhau về chỉ số IQ và EQ. Kết quả trắc nghiệm của từng ứng viên sẽ được so với tiêu chuẩn của nhóm công việc mà người đó đang đăng ký tuyển dụng, và đây sẽ là cơ sở để kết luận mức độ phù hợp của ứng viên đó với vị trí công việc này.
Từ kinh nghiệm triển khai trắc nghiệm tuyển dụng cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, OMT thiết lập mức sàn tối thiểu về độ phù hợp của ứng viên đối với 1 vị trí tuyển dụng; ví dụ, 80% đến 90%, tùy thuộc vào thực tế nhóm ứng viên có được cho vị trí đó. OMT đề xuất mức độ phù hợp phổ quát cho tất cả các hồ sơ được thiết lập ở mức tối thiểu 80%. Điều này có nghĩa là tất cả các ứng viên đạt hoặc vượt mức độ phù hợp tối thiểu là 80% có thể được đưa vào danh sách ngắn cho các vòng tuyển dụng tiếp theo.
Với mỗi nhóm vị trí sẽ có một yêu cầu về tổ hợp các yếu tố IQ và EQ khác nhau dựa trên mô tả công việc và bối cảnh công việc. Các tổ hợp bao gồm điểm chuẩn và trọng số điểm chuẩn để tính toán mức độ phù hợp.
Bảng dưới đây trình bày một công thức tính mức độ phù hợp tổng quát từ 7 yếu tố của mô hình cho một dạng vị trí của nhóm kế toán:
Trọng số tiêu chí đối với vị trí (thay đổi tùy nhóm vị trí) |
Tiêu chí (đồng nhất cho mọi vị trí) |
Điểm chuẩn cho vị trí (thay đổi tùy nhóm vị trí) |
Điểm của cá nhân |
Tỷ lệ phù hợp = điểm cá nhân / điểm chuẩn x trọng số (chỉ tính cho trường hợp cá nhân đáp ứng hơn 85% điểm chuẩn của mỗi tiêu chí) |
9% |
Numerical reasoning |
86 |
88 |
9.0% |
15% |
Verbal reasoning |
60 |
58 |
14.5% |
9% |
Spatial reasoning |
70 |
66 |
8.6% |
20% |
O (Openness) |
60 |
76 |
20.0% |
9% |
N (Neutral) |
60 |
50 |
7.5% |
9% |
A (Analytical) |
80 |
78 |
8.8% |
9% |
R (Relational) |
66 |
76 |
9.0% |
20% |
D (Decisive) |
70 |
76 |
20.0% |
100% |
Tổng |
97.3% |
Trong ví dụ này, cá nhân có độ phù hợp là 97%