ELEARNING – NHỮNG PHẢN HỒI BẠN NÊN BIẾT (PHẦN 1)
25/06/2020
Chia sẻ bài viết
Bạn có biết rằng tuổi thọ của eLearning đã lên tới 50 năm. Trong tiến trình áp dụng hệ thống eLearning như một phương thức học tập và quản lý mới vấp phải không ít sự phản đối từ nhiều phía. Việc khắc phục những khó khăn hay này là một phần quan trọng trong việc tạo dựng một nền tảng eLearning thành công; và sau đây là một số bí quyết tham khảo trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh khi áp dụng eLearning.
1.Chi phí cao
Thực tế cho thấy để xây dựng một dự án eLearning cần tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Mặc dù vậy chúng ta cũng nên tính đến lợi ích mà nó mang lại.
Trong đào tạo, một khoản mà chúng ta rất dễ bỏ qua đó là chi phí cho giờ giấc. Các khóa học trực tiếp khi chuyển sang hình thức đào tạo eLearning chỉ tốn bằng một nửa số giờ học thông thường. Có được điều nay là do các nhà thiết kế khóa học eLearning đã thành công trong việc loại bỏ những yếu tố rườm rà, không cần thiết trong khóa học; trong khi đó giảng viên của khóa học lại là những người có chuyên môn sâu về các lĩnh vực của doanh nghiệp, vì thế có thể trang bị cho người học mọi tình huống dễ gặp phải trong công việc và thực hành giải quyết ngay tại khóa học. Câu chuyện ở đây là đôi khi nó thật sự tỏ ra có hiệu quả khi chuyển sang đào tạo trên một giao diện điện tử, nhưng đôi khi lại không được như vậy.
Vậy, làm thế nào để khắc phục khó khăn này: phải biết cách tính toán hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng. Nếu bạn đang lên kế hoạch tìm kiếm một nhà cung cấp và trở thành khách hàng của eLearning, hãy thử nghiên cứu thị trường một chút xem sao. Có rất nhiều nhà cung cấp sẽ cố gắng bán phá giá cho bạn một sản phẩm mà bạn không cần đến và điều này thực sự làm giảm hiệu quả học tập. Số khác sẽ nỗ lực làm bạn tin rằng giải pháp của họ là tốt nhất bởi vì chỉ có họ mới thực sự am hiểu về nó. Hãy cảnh giác vì rất có thể bạn đang lựa chọn một giải pháp rập khuôn, chắp vá.
2. E-Learning không hiệu quả bằng đào tạo trực tiếp
Tâm lý chung của nhiều người vẫn luôn cho rằng eLearning không thể mang lại hiệu quả như đào tạo trực tiếp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu rằng: đầu tư cho giáo dục chất lượng thì bao nhiêu cũng là không đủ. Mặc dù vậy trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu quả mà eLearning mang đến có thể ngang bằng hay thậm chí còn vượt cả ILT. Với một cách tiếp cận, thiết kế, thực hiện tốt và những tình huống thực hành đặt ra hợp lý thậm chí mang lại hiệu quả đào tạo cao hơn so với phương pháp đào tạo truyền thống.
Vậy, làm thế nào để khắc phục khó khăn này: trích dẫn những nghiên cứu, khảo sát là một cách hay, tuy nhiên cũng nên tạo ra những cuộc trao đổi, nói chuyện về các ví dụ điển hình của eLearning đặc biệt đối với những người có ít vốn hiểu biết về lĩnh vực này. Thực tế đã chứng minh công việc này sẽ giúp tăng thêm tinh thần học tập cho người học cũng như giúp người học đánh giá đúng sự khác biệt giữa ILT và eLearning. Khi có bất kỳ ý kiến phản hồi không tích cực về eLearning; với cương vị là nhà sản xuất ngay lập tức phải xem xét, đánh giá vấn đề, cùng đưa lên bàn thảo luận. Lắng nghe ý kiến để khách hàng biết chắc rằng bạn hiểu vấn đề họ đang gặp phải và luôn thường trực những ví dụ tốt và điển hình như câu trả lời dành cho họ. Trong mọi tình huống, định hình định hướng phát triển eLearning của công ty bạn với khách hàng là điều rất quan trọng.
3. Không có cơ sở vật chất
Chúng ta đều biết rằng việc tung ra bất kì sáng kiến hay ý tưởng nào mà không có sự hỗ trợ của công cụ thì coi như phản tác dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa là tổ chức của bạn phải trang bị những công cụ thật đắt tiền, một chuẩn LMS hay thậm chí là một mạng nội bộ để phục vụ E-Learning:
Cách khắc phục: nỗ lực tìm kiếm công cụ mà bạn có thể sử dụng. Mặc dù PowerPoint không phải là sự lựa chọn hàng đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để tạo ra một chương trình eLearning chất lượng. Bạn có thể thu âm (nếu cần) bằng công cụ Audacity, chụp lại màn hình với Screen, và lưu trữ bằng Jing. Nếu muốn có chức năng LMS, có thể thuê ngoài hay để đơn giản hơn, bạn có thể tìm kiếm giải pháp Tatara của Kineo, Joule của Moodlerooms, Coursemill của Trivantis… Hãy cân nhắc tài chính nội bộ và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ eLearning tốt nhất trên thị trường. Nhớ rằng eLearning không phải là một tiện ích đa phương tiện với sự hỗ trợ đầy đủ của âm thanh, hình ảnh và Flash. Vì thế, đừng quá phô trương hay lạm dụng các chức năng đó, hãy tập trung vào thiết kế nội dung tốt, thể hiện mình là nhà sản xuất biết tôn trọng thời gian của khách hàng và tạo ra một sản phẩm có chất lượng và dễ sử dụng.