e-Learning: Nền kinh tế tri thức (phần 3)
25/06/2020
Chia sẻ bài viết
(Blog science-techonology.vn) Ngày nay xã hội tri thức không còn là tầm nhìn về tương lai mà là thực tại. Phát triển kinh tế được xác định phần lớn bởi tri thức, do đó giáo dục là điều kiện tiên quyết bản chất cho cải tiến kinh tế và giảm nghèo. Vì cách mạng thông tin đã bắt đầu từ năm mươi năm trước, tăng trưởng và thịnh vượng của mọi quốc gia đã phát triển phần lớn được xác định bởi sản xuất tri thức và canh tân. Ta hãy nhìn vào ngành công nghiệp phần mềm, ba mươi năm trước Microsoft là một công ty chẳng ai biết tới, được sáng lập bởi vài sinh viên Đại học Harvard, nhưng ngày nay nó là công ty phần mềm lớn nhất với số vốn hàng trăm tỉ đô la và làm cho người sáng lập ra nó, Bill Gates là người giầu nhất thế giới. Mười năm trước, không ai nghe nói gì tới Google, nhưng công ty này, cũng được sáng lập bởi hai sinh viên Đại học Stanford, đã trở thành mối đe doạ lớn nhất cho Microsoft và có thể là Google sẽ thay thế Microsoft để là công ty trên chóp trong công nghiệp phần mềm. Điều gì Microsoft và Google có mà công ty khác không có? Câu trả lời là tri thức và đó là lí do tại sao tôi tin việc có giáo dục tốt để thu được tri thức sẽ có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nghề nghiệp và sự giầu có của người ta.
Bạn tôi, một giáo sư về lịch sử đã nói với tôi rằng mọi nước phải tuân theo các pha của tiến hoá kinh tế – từ nông nghiệp tới công nghiệp rồi tới tri thức dựa trên cảnh quan lịch sử. Tôi không đồng ý với ông ấy bởi vì tôi tin rằng chúng ta có thể bỏ qua pha công nghiệp và nhảy thẳng vào pha tri thức. Logic của tôi là: Tại sao chúng ta phải đặt cơ sở tiến bộ theo cảnh quan lịch sử? Tại sao chúng ta không thể phá vỡ trình tự được? Bạn tôi trích dẫn một số lí thuyết kinh tế dựa trên bằng chứng ở châu Âu và Mĩ rằng các nước đã phát triển tiến hoá bằng việc tuân theo trình từ xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp rồi đi tới xã hội tri thức. Tôi bảo ông ấy: “Trong trường hợp đó, ông có cho rằng các nước đang phát triển sẽ không bao giờ có khả năng bắt kịp và bao giờ cũng phải ở sau các nước đã phát triển không? Ông không nghĩ những lí thuyết đó bắt rễ sâu trong “Lục địa thuộc địa” đã lỗi thời rồi sao?” Logic của tôi là: Ngày nay có những nhân tố có thể làm tăng tốc tiến bộ kinh tế như phát triển công nghệ bán dẫn, thiết lập công nghiệp tính toán và công nghiệp phần mềm, và ảnh hưởng của internet. Các nhân tố này đóng góp cho toàn cầu hoá và tạo ra xã hội tri thức mà chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử loài người.
Vì ông ấy là giáo sư lịch sử, tôi dùng Ấn Độ làm ví dụ. Ấn Độ là xã hội nông nghiệp đã giành được độc lập năm 1947, trong gần 40 năm Ấn Độ đã không làm được mấy tiến bộ. Nền kinh tế của nó đã không phát triển mà gần như đi tới bờ sụp đổ bởi vì tiến bộ quốc nội đã không theo kịp nhịp tiến của phần còn lại trên thế giới, khi dân số của nó bành trướng nhanh chóng. Bắt đầu từ năm 1991, chính phủ Ấn Độ bắt đầu đổi mới kinh tế với nhiều hành động thành công nhưng một trong những đổi mới then chốt là giáo dục, điều đã mang Ấn Độ từ “Hệ thống giáo dục thuộc địa” sang thành hệ thống giáo dục “hội tụ vào khoa học và công nghệ” đáng kính. Bằng việc có lực lượng lao động có tri thức, Ấn Độ đã tiến hoá nhanh chóng để thiết lập xã hội tri thức với bằng chứng là ngành công nghiệp phần mềm của nó. Năm 1990 công nghiệp phần mềm của Ấn Độ đóng góp cho GDP ít hơn 0.1% nhưng ngày nay nó đã phát triển tới 15% GDP với kinh doanh 80 tỉ đô la và trên một triệu người làm việc. Ấn Độ không được biết tới là nước công nghiệp, ít nhất thì cũng chưa được biết tới, nhưng không ai có thể phủ nhận ngành công nghiệp tri thức của nó, tượng trưng là ngành công nghiệp phần mềm, cho nên tôi nghĩ có thể bỏ qua một pha để đi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội tri thức.
Bạn tôi dường như chưa hoàn toàn được thuyết phục và ông ấy nói: ‘Lấy Ấn Độ làm ví dụ thì dễ cho bất kì ai nhưng ông không nghĩ đó là trường hợp đặc biệt sao?’ Tôi bảo ông ấy rằng đó không phải là trường hợp đặc biệt và bài học ở Ấn Độ có thể được áp dụng cho các xã hội nông nghiệp khác cũng tốt nếu xã hội đó bắt đầu với giáo dục. Tôi tin việc thiết lập hệ thống giáo dục chất lượng cao có thể đem tới thay đổi có ý nghĩa trong nền kinh tế của nước đang phát triển nhưng điều này cũng làm tăng tầm quan trọng của tri thức vì phát triển kinh tế cũng có thể tạo ra bất bình đẳng giữa các nước đang phát triển và nước đã phát triển nếu không có hành động nào được thực hiện. Không có giáo dục tốt, lỗ hổng sẽ tiếp tục phát triển rộng hơn và sẽ khó mà sửa chữa được. Vì tri thức và công nghệ đang thay đổi rất nhanh, khía cạnh then chốt của giáo dục cũng nên được hội tụ vào việc học cả đời để giữ mọi người được song hành với thay đổi. Cách thức truyền thống của việc cung cấp giáo dục như một tập các tri thức cơ bản để làm cho mọi người có đủ tư cách làm việc của họ là lạc hậu rồi và phải được thay đổi để hội tụ vào việc cho mọi người khả năng truy nhập vào tri thức đang tăng lên thường xuyên. Giáo dục tiểu học nên là sự tập trung then chốt bởi vì nó là nền tảng cho bất kì phát triển nâng cao nào. Nếu học sinh mà không làm chủ được các kĩ năng cơ bản về đọc, viết và số học, sẽ khó cho họ tham gia vào việc học liên tục như trong học cả đời. Giáo dục phổ thông cơ sở và trung học, xây dựng trên mức tiểu học, cũng phải được cải tiến dựa trên một kế hoạch thấu đáo, nơi học sinh có thể được cho các tuỳ chọn về giáo dục và việc làm điều tạo khả năng cho họ đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì giáo dục là cấu phần then chốt của sự thịnh vượng kinh tế, hệ thống giáo dục phải được xem xét trong ngữ cảnh của những kĩ năng được cần tới trong công nghiệp chứ không phải là tri thức cơ sở do những người trong hàn lâm chỉ đạo. Do đó cộng tác giữa các thể chế công nghiệp và giáo dục là bản chất. Trong xã hội tri thức, công nghiệp giữ vai trò ngày càng tăng trong việc xác định cái gì là cần và cái gì không cần dựa trên nhu cầu của họ. Ở các nước đã phát triển, trường tư có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục bởi vì họ ở vị trí tốt hơn các trường công để phát triển huấn luyện theo nhu cầu tiêng của công nghiệp. Mọi người thường hỏi tại sao phần lớn các trường hàng đầu ở Mĩ lại là trường tư? Câu trả lời đơn giản có thể là tất cả họ đều nhận được những tài trợ lớn từ công nghiệp bởi vì chương trình giáo dục của họ được may đo để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp. Với tài trợ đó, các trường tư có thể thuê những giáo sư giỏi nhất, lập ra các phòng thí nghiệm nghiên cứu tốt nhất, tạo ra những giáo trình tốt nhất và tuyển các sinh viên giỏi nhất. Trong loại quan hệ này, công nghiệp có thể yêu cầu các trường tư thiết lập các chương trình để giúp mọi người trở thành người học cả đời có động cơ đáp ứng với nhu cầu tăng lên trong công nghiệp về những kĩ năng và tri thức nào đó. Để hiệu quả tốt hơn, nhiều trường tư đã dùng công nghệ tính toán và truyền thông hiện đại tạo khả năng cho sinh viên truy nhập vào tri thức chuyên dụng một cách nhanh chóng, theo cách thức tự lực. Điều này bao gồm các cơ hội được cung cấp bởi e-learning trong việc truyền tri thức giữa các trường và công nghiệp. Trong cộng tác thực tế này, sinh viên có thể tương tác với các sinh viên khác ở các trường khác, làm việc trên các dự án chung cho công nghiệp (kiểu dự án Capstone), sinh viên cũng có thể học ở chỗ làm việc qua một miền rộng các kiểu thực tập, và nghiên cứu gắn liên cộng tác đại học-công nghiệp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ không có tác dụng nếu sinh viên không cảm thấy sự khẩn thiết hay không có nhu cầu tiếp tục học tập như đối lập với việc chỉ nhận bằng cấp hàn lâm. Tôi nghĩ nhiều việc cần được thực hiện trong việc nâng cao nhận biết trong sinh viên và xã hội về cách trở thành xã hội tri thức và có ích lợn của việc học cả đời.
Bạn tôi dường như đồng ý nên ông ấy hỏi: “Trong trường hợp đó, ông sẽ gợi ý cái gì?” Tôi bảo ông ấy rằng chúng tôi cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và đào tạo và điều chỉnh hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và làm việc học cả đời là khía cạnh then chốt của giáo dục để cho mọi người có thể giúp phần tăng trưởng kinh tế và làm nó thành nền kinh tế tri thức.