Triển lãm Công nghệ Giáo dục 2023: Giữ nhịp tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh (CTE 2023) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự góp mặt của hơn 500 khách tham gia sự kiện.

Trong phần đầu của triển lãm, chuyên gia tư vấn Sudeep Laad, giám đốc điều hành L.E.K Consulting, trình bày các xu hướng của thị trường edtech toàn cầu, ở Đông Nam Á và Việt Nam, thách thức cũng như cơ hội dành cho các đơn vị cung cấp edtech cũng như những tiềm năng mới cho thị trường  edtech Việt Nam. Ông Sudeep cũng nhấn mạnh là trong thuật ngữ “edtech”, chúng ta hãy đặt yếu tố “công nghệ” (tech) ngay sát yếu tô “giáo dục” (ed) – tập trung vào chất lượng giáo dục, đào tạo trước và biến công nghệ trở thành cánh tay đắc lực giúp cơ sở giáo dục nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong báo cáo của L.E.K Consulting, OMT tự hào được giới thiệu như một trong ba công cụ chuyển đổi số (digital tools) tiêu biểu cho khối trường học (K-12 schools).

Tại CTE 2023, bà Đậu Thúy Hà, Giám đốc điều hành OMT đã dẫn dắt phần tọa đàm về các xu hướng giáo dục trong tương lai và tiềm năng phát triển của edtech tại Việt Nam, cũng như kinh nghiệm ứng dụng, triển khai giải pháp, thiết bị công nghệ edtech, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tại các trường học và trung tâm đào tạo.

“Sau Covid, sự đầu tư vào edtech trên toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên tại châu Á và đặc biệt tại Việt Nam, nhiều edtech vẫn nhận được các khoản đầu tư đáng kể, cho thấy tiềm năng và sôi động của edtech ở Việt Nam”, bà Trương Lê Quỳnh Tương, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ClassIn chia sẻ.

“Công nghệ có thực sự chuyển đổi và mang lại tác động tích cực cho cơ sở giáo dục hay không?” – “Đúng là ở một số nơi, online chỉ là một công cụ thêm vào để làm bài tập về nhà, còn lại vẫn dạy offline chứ công nghệ thực sự chưa đóng vai trò chuyển đối. Thực chất đi chậm lại (trong và sau covid) cũng là một điều cần thiết để các doanh nghiệp nhìn nhận xem công nghệ này có phù hợp với mình không” – là ý kiến của Tú Phạm, sáng lập IPP và prep.vn với tọa đàm. “Nếu chỉ tập trung đáp ứng những nhu cầu của khách hàng hiện tại, chúng ta sẽ không thể tạo ra thứ gì mới mẻ. Lý do công nghệ bị chững lại cũng đến từ chính bản thân công nghệ, khi người dùng vẫn chưa thể làm quen với công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống. Dạy online chỉ mới là một phần của edtech; làm sao để học sinh vẫn có thể học tập hiệu quả mà không có sự có mặt của người thầy mới chính là khía cạnh cần xem xét”, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng ban, Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp lời.

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ cho rằng thời điểm hiện tại cũng là khi hội tụ nhiều yếu tố để công nghệ vào giáo dục ở Việt Nam bùng nổ, hứa hẹn hai yếu tố “công nghệ” và “giáo dục” phối hợp với nhau “nhuyễn” hơn thông qua các ứng dụng edtech thực tế, hiệu quả.

Sự cởi mở đón nhận công nghệ giáo dục Edtech từ các gia đình Việt Nam cũng như sự tạo điều kiện của Chính phủ dành cho chuyển đổi số trong giáo dục là những yếu tố quan trọng góp phần đưa edtech vào sâu rộng hơn nữa trong các cơ sở giáo dục Việt Nam ở mọi cấp học.

Tham khảo bài viết khác về CTE2023: bài viết




TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!