Tại Hội thảo, ông Đoàn Văn Ninh – Trưởng ban thường trực Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhấn mạnh: Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này là tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển năng lực người học.

ung_dung_cntt_blended

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hỗn hợp đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

 

Ông Đoàn Văn Ninh chia sẻ: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT đã xác định năng lực công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông là 1 trong 8 năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh. Đồng thời, đổi mới tập huấn giáo viên theo hướng phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là CNTT; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng.

Cùng với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.

Liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học hỗn hợp, ông Chris McDonald – Tổng Hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Olympia chia sẻ: Với môn Xã hội học tại Trường Olympia, từ lớp 9, học sinh bắt đầu sử dụng các nguồn tài liệu học tập hỗn hợp như: Sách điện tử, video, thông tin trên internet, blogs, báo điện tử, google, classroom… Học sinh được đi “du lịch” vòng quanh thế giới trong 4 năm học thông qua các hoạt động tìm hiểu thời sự và văn hóa từng vùng, tùy thuộc vào sở thích và mối quan tâm.

Mặc dù cả lớp sẽ được đọc một số tài liệu chung và cùng thảo luận về tài liệu đó, nhưng học sinh được khuyến khích tự tìm tòi. Các tài liệu khoa học có thể xuất xứ từ nhiều vùng miền, bao gồm nhiều thể loại và về nhiều chủ đề khác nhau, từ văn bản chính luận, tiểu thuyết cho tới hình ảnh số và truyền thông… Học sinh được đánh giá theo nhiều cách, thể hiện triết lý giáo dục “trí thông minh đa dạng” của Gardner.

Trao đổi về dạy học hỗn hợp, ông Michael Horn – Giám đốc Học viện Clayton Christensen – thông tin: Trên thế giới, các nhà giáo dục đã và đang áp dụng phương pháp học tập hỗn hợp – học trực tuyến tại trường học – để cá nhân hóa quá trình học cho từng học sinh, tăng cơ hội tiếp cận tới một nền giáo dục chất lượng, bất kể học sinh đó đến từ đâu và để kiểm soát chi phí.

Ông Michael Horn cho hay, việc dạy học hỗn hợp không đảm bảo 100% thành công, nhưng ngay lúc này, nó là chiến lược duy nhất để chuyển từ trường học xây dựng theo mô hình kiểu nhà máy sang trường học lấy học sinh làm trung tâm.

Để đạt được điều đó, lãnh đạo trường không nên bắt đầu bằng việc áp dụng học tập hỗn hợp hay sử dụng công nghệ một cách máy móc. Thay vào đó, họ nên có một quá trình thiết kế kỹ càng, tỷ mỉ để cho ra mô hình giảng dạy phù hợp với mục tiêu và tiềm năng của trường mình.

Sau đó, trong 2 ngày (6 và 7/12), tại Trường phổ thông liên cấp Olympia, đại biểu là các giáo viên THPT các môn Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Lịch sử được giới thiệu về dạy học hỗn hợp; kinh nghiệm vận dụng thực tế dạy học hỗn hợp ở THPT, đặc biệt là tại Trường phổ thông liên cấp Olympia. Tại đây, các đại biểu được học cách thiết kế khóa học online tích hợp trong dạy học hỗn hợp; thiết kế bài giảng trong dạy học hỗn hợp; phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong dạy học hỗn hợp, và đặc biệt là được hướng dẫn sử dụng và thực hành xây dựng bài giảng trên hệ thống Eschool của công ty OMT cung cấp trên nền tảng Moodle.

blended-learning-1

blended-learning-2

blended-learning-4

blended-learning-5

blended-learning-6

blended-learning-7

blended-learning-8

blended-learning-9

blended-learning-10

Kết thúc đợt tập huẩn, các đại biểu hết sức ấn tượng về chương trình cũng như phương thức triển khai, giúp họ có cái nhìn rộng mở hơn về Blended learning, về ứng dụng CNTT trong Blended learning, cũng như các cách thức triển khai tại trường học của mình.