business-strategy-blog2

business-strategy-blog2

Trong khi các tài liệu đào tạo về chiến lược nói nhiều đến tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược cũng như các thành phần của một bản chiến lược thì ít có tài liệu nhấn mạnh và nêu cụ thể vai trò của các cấp lãnh đạo và quản lý trong triển khai chiến lược. Bài viết này xin đề cập đến vai trò của các cấp lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai chiến lược doanh nghiệp tại Việt Nam.


Thông thường, việc xây dựng và triển khai chiến lược có thể chia thành 2 giai đoạn: Xây dựng chiến lượcTriển khai chiến lược. Bảng dưới đây trình bày vai trò của các cấp quản lý khi xây dựng và triển khai chiến lược.

  Hội đồng quản trị
/ Hội đồng thành viên
Ban Giám đốc Bộ phận chiến lược
/ kế hoạch
Cán bộ quản lý cấp trung
Xây dựng chiến lược
  • Hình thành ý tưởng chiến lược
  • Xác định tầm nhìn và sự mệnh
  • Xác định mục tiêu chiến lược và các yếu tố cốt lõi của bản chiến lược (lựa chọn chiến lược, năng lực cốt lõi, nguồn lực chiến lược, lợi thế cạnh tranh…)

 

  • Tham gia xây dựng chiến lược
  • Thay mặt cho Hội đồng quản trị / Hội đồng  thành viên hoặc Ban Giám đốc điều phối quá trình xây dựng chiến lược và hoàn thiện tài liệu
  • Tham gia ý tưởng, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược
  • Tham gia ý tưởng, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược doanh nghiệp
  • Lập chiến lược / kế hoạch bộ phận
Triển khai chiến lược
  • Thiết lập các công cụ triển khai chiến lược
  • Theo dõi việc thực hiện chiến lược doanh nghiệp

 

  • Chủ trì việc triển khai chiến lược
  • Theo dõi và giám sát việc thực hiện chiến lược tại các bộ phận
  • Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược tại doanh nghiệp cho HĐQT hoặc HĐTV
  • Dẫn dắt sự thay đổi, làm chỗ dựa tinh thần cho cán bộ quản lý cấp dưới và ra quyết định vào những thời điểm cần thiết (như lựa chọn chiến lược…)

 

  • Thay mặt Ban Giám đốc theo dõi, đôn đốc việc triển khai chiến lược
  • Tập hợp thông tin về việc thực hiện chiến lược tại các bộ phận
  • Chủ trì thực hiện các chiến lược bộ phận
  • Theo dõi, giám sát kết quả thực hiện chiến lược bộ phận
  • Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược tại bộ phận
  • Dẫn dắt sự thay đổi tại bộ phận, làm chỗ dựa tinh thần cho cán bộ cấp dưới


Trong thực tế tại Việt nam, thường có một số biến thể sau:

–    HĐQT hoặc HĐTV thường ít trực tiếp lập chiến lược mà chỉ đưa ra ý tưởng chiến lược, còn việc xây dựng chiến lược giao luôn cho Ban Giám đốc.

–    Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV có thể đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc doanh nghiệp khiến cho vai trò xây dựng chiến lược bị thiếu rạch ròi, lẫn lộn giữa hai vai trò này trong cùng một cá nhân.

–    Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn duy trì bộ phận kế hoạch nên bộ phận này thường đóng vai trò đầu mối tổ chức công tác xây dựng chiến lược giám sát thực hiện chiến lược. Tuy nhiên năng lực tư duy chiến lược và thực hiện các phương pháp, công cụ xây dựng chiến lược của bộ phận này thường rất yếu, khó đáp ứng được vai trò cần có. Khi đó, Ban Giám đốc vẫn phải lãnh trách nhiệm này. Ngoài ra, tại những doanh nghiệp cổ phần hoặc tư nhân không có bộ phận kế hoạch, thì việc Ban Giám đốc thực hiện vai trò điều phối xây dựng và theo dõi chiến lược trở thành đương nhiên.

–    Ở một số doanh nghiệp tư nhân, câu chuyện lập chiến lược là việc riêng của HĐQT hoặc Ban Giám đốc mà thiếu sự tham gia của cán bộ quản lý cấp trung. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán khi triển khai chiến lược ở cấp bộ phận do không nắm được tinh thần chung của chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, vai trò của lãnh đạo và quản lý các cấp trong việc dẫn dắt sự thay đổi đều rất cần thiết và quyết định đến sự theo đuổi nhất quán và thành công của chiến lược.

–    Việc triển khai chiến lược có thể dẫn đến sự thay đổi công việc và quyền lợi của một bộ phận cán bộ trong doanh nghiệp, dễ dẫn đến sự phản kháng của họ. Vai trò của lãnh đạo và quản lý cấp trung trong việc truyền thông để giúp những người chịu ảnh hưởng của chiến lược thấy được tầm quan trọng của việc triển khai chiến lược mới đối với doanh nghiệp nói chung và đối với bản thân họ. Nếu doanh nghiệp không phát triển được (do không triển khai được chiến lược) cũng đồng nghĩa với việc mọi người trong doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

–    Trong nhiều trường hợp, triển khai chiến lược đồng nghĩa với sự sụt giảm doanh thu hay lợi nhuận của lĩnh vực đang mang lại nhiều giá trị tài chính; đồng nghĩa với việc nói không với một số khách hàng mà doanh nghiệp đang có sẵn, nói không với một số thói quen lâu ngày của cán bộ mà không dễ thay đổi. Trong trường hợp này, sự có mặt của lãnh đạo là cần thiết để khẳng định hướng đi đã chọn, nhận lấy rủi ro của việc ra quyết định sai vào trách nhiệm của mình. Tạo động lực cho cán bộ trong việc thay đổi mà đôi khi họ không nhìn thấy ngay giá trị.

–    Triển khai chiến lược không bao giờ là một quá trình chóng vánh. Tạo ra giá trị của sự thay đổi đó cũng như tạo ra các thành công ngắn hạn để giúp cán bộ dưới quyền có động lực tốt hơn trong việc theo đuổi chiến lược.

–    Mọi cuộc thay đổi, trong đó có việc triển khai chiến lược đều cần truyền đạt thông tin từ quản lý cấp cao xuống tới cấp nhân viên. Trao đổi làm rõ, giải thích, giải quyết các vướng mắc, phản hồi các đề xuất là việc làm không bao giờ đủ và không có hồi kết. Lãnh đạo không nên quan niệm rằng thông tin nào đó đã truyền đạt rồi thì có nghĩa là đã rõ. Khi dẫn dắt thực hiện chiến lược, việc trao đổi, động viên, thổi hồn vào công việc của nhân viên là không bao giờ thừa.


TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!