Game hóa việc học

Gamification là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các yếu tố game, trò chơi để tác động hành vi, nâng cao ý thức, động lực tham gia của người dùng. Nói cách khác, nó biến các chương trình học tập, thông tin thành trò chơi. Các nhà cung cấp hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng game trong học tập, giúp người dùng dễ tiếp thu và hứng thú, ghi nhớ lâu hơn.

Phần lớn chúng ta đều mê chơi game. Theo một nghiên cứu, khoảng 75% lực lượng lao động còn là một game thủ khi chơi ít nhất một game trên máy tính, điện thoại. Lên hạng, tăng điểm, niềm vui khi đánh bại đối thủ và đạt được các phần thưởng chính là lý do khiến các trò chơi luôn hấp dẫn. Nếu áp dụng những yếu tố này vào học tập và tạo thành môi trường cạnh tranh lành mạnh, thú vị, người dùng sẽ cảm thấy việc học không còn nặng nề, nhàm chán nữa.

Chẳng hạn, cụm từ “Làm bài tập” được thay thế bằng “Vượt qua thử thách” hay “Đối đầu thử thách” sẽ gia tăng tính tương tác của người dùng hơn. Bên cạnh đó, quá trình học tập nếu được ghi nhận bằng điểm số, đồng xu hay huy hiệu chiến thắng sẽ khiến người học muốn gắn bó hơn vào trải nghiệm học mà chơi này hơn.

Học trên các thiết bị di động

Ngày càng nhiều người dùng smartphone với thời lượng lớn hơn máy tính, khiến thị trường e-learning có thêm hướng phát triển mới. Nhiều khóa được tích hợp trên cả máy tính lẫn các thiết bị di động giúp học viên có thể học bất cứ lúc nào mong muốn.

Ưu điểm lớn nhất của học qua thiết bị di dộng là thuận tiện và hiệu quả. Bạn luôn có sách vở, bàn học trong túi của mình ở bất cứ nơi đâu và có thể tiếp cận thông tin, ghi âm và lưu giữ mọi thứ. Đây thực sự là một lợi thế khó bị đánh bại của phương thức học tập này.

nhung-cach-hoc-online-thu-vi-1

Nhóm Facebook là một nơi học tập, trao đổi hiệu quả.

Học qua mạng xã hội

Facebook cho phép chúng ta lập các nhóm (group) kín và mở. Đây có thể là một công cụ để những người làm công việc dạy học dễ dàng tài lên các tài nguyên cần thiết, từ chia sẻ một bài viết hữu ích, dẫn đường link của một bài báo liên quan hay video hướng dẫn. Hiệu quả tương tác giữa học sinh – giáo viên được nâng cao thông qua việc nhắn tin, bình luận dưới các bài đăng. Twitter và nhiều mạng xã hội khác cũng có các chức năng tương tự Facebook, mở ra không gian học tập sôi nổi, tiện lợi.

Các chuyên gia cũng ghi nhận hiệu quả mà các công cụ mạng xã hội mang lại với học trực tuyến. Một cuộc bình chọn của GlobalWebIndex cho thấy người dùng dành khoảng 28% thời gian lên Internet cho mạng xã hội. Deloitte’s cũng dự đoán đến 2025, 75% lực lượng lao động thuộc giai đoạn này đều yêu thích việc học tập qua mạng xã hội. Con số này càng củng cố hơn việc mạng xã hội sẽ là một công cụ giúp học tập trực tuyến mạnh mẽ trong tương lai.



Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!