Ngày nay các công ti tiên tiến đang dùng công nghệ để cải tiến năng suất và hiệu năng của họ để cạnh tranh và bành trướng kinh doanh của họ ra toàn cầu. Với hỗ trợ bằng công nghệ thông tin, họ tự động hoá các qui trình của họ, tái kĩ nghệ cấu trúc của họ, và hợp nhất kinh doanh của họ cho hiệu quả và làm tăng lợi nhuận. Họ bắt đầu trong chế tạo rồi chuyển sang văn phòng, nơi nhiều việc làm được chuẩn hoá, tự động hoá và thay thế công nhân lao động bằng robots.

Ngày mai gần như mọi việc làm sẽ yêu cầu tri thức trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) vì những công nhân tri thức này sẽ phục vụ như động cơ để dẫn lái nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên qua việc thay đổi này, những người “ít giáo dục hơn”, người có kĩ năng lao động thủ công không phải là một phần của việc biến đổi sang nền kinh tế tri thức, sẽ bị bỏ lại đằng sau. Đây là vấn đề nghiêm trọng cho nhiều nước vì họ sẽ thấy mức độ thất nghiệp cao hơn, bất bình đẳng thu nhập dâng lên và căng thẳng lao động tăng lên điều đe doạ cho sự ổn định của xã hội.

Ngày nay nhiều nước thấy xu hướng này và có hành động nhanh chóng. Nhưng một số nước giữ thái đội “Đợi và Xem” mà không hiểu rằng với tiến bộ của công nghệ, mọi sự đang xảy ra rất nhanh. Chẳng hạn, mười nghìn năm trước mọi người sống trong thời đại săn bắn hái lượm; họ đã chuyển vào thời đại nông nghiệp quãng tám nghìn năm trước. Rồi họ đã phát minh ra máy móc và chuyển vào thời đại công nghiệp quãng hai trăm năm trước. Nhưng thay đổi đang được tăng tốc từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin chỉ trong năm mươi năm; và bây giờ mọi thứ đang thay đổi ngày càng nhanh hơn. Không có hành động thích hợp, hậu quả có thể là thảm hoạ xã hội và kinh tế. Mười năm trước, Nokia là công ti điện thoại di động lớn nhất mãi cho tới khi iPhone được đưa vào; ngày nay Nokia bị mất đi vì iPhone chi phối thị trường di động. Trong hai mươi năm, máy tính cá nhân đã giúp Microsoft, Intel, và HP là ba công ti công nghệ hàng đầu mãi cho tới khi iPads được đưa vào; ngày nay số bán máy tính cá nhân đã giảm và ba công ti lớn này không còn là kẻ chi phối nữa. Hai năm trước, màn hình phẳng là ti vi bám chạy hàng đầu nhưng ngày nay ti vi màn hình cong với độ phân giải cực cao là hàng đầu. Năm ngoái phần lớn xe hơi có máy tính và Wi-Fi gắn sẵn nhưng sang năm những xe này sẽ có khả năng tự chúng lái tới bất kì chỗ nào người chủ muốn. Trong hai hay ba năm nữa, mọi người sẽ nói chuyện với xe của họ về nơi họ muốn đi, bảo bếp của họ nấu cái gì đó; và bảo máy giặt giặt quần áo của họ bằng công nghệ Internet vạn vật – Internet of Thing (IoT). Chẳng mấy chốc máy với trí tuệ nhân tạo sẽ hiểu mệnh lệnh của bạn và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng.

Ngày nay công nghệ đang thay đổi, tác động và thay thế nhiều thứ, thậm chí thay thế con người bằng robot thông minh. Sự kiện là trong thời đại công nghệ mới này, trí óc được ưa chuộng hơn so với cơ bắp vì phần lớn việc làm yêu cầu các kĩ năng đặc biệt. Nhưng ngày mai xu hướng này sẽ phát triển xã hội thành “hệ thống giai cấp” giữa “người có giáo dục” và “người ít giáo dục” và phần lớn mọi người sẽ bị thách thức về cách họ kiếm sống và cách họ sống cuộc sống của họ. Theo danh sách những người giầu nhất trên thế giới, 85% số họ tới từ khu vực công nghệ và phần lớn trong họ có bằng đại học. Trong số những người ở “giai cấp trung lưu”, gần như tất cả trong họ (88%) có ít nhất một bằng cử nhân. Rõ ràng là giáo dục đại học không còn là thứ xa xỉ mà là sự cần thiết.

Ngày nay giáo dục bị giới hạn vào một số năm trong trường nhưng ngày mai giáo dục sẽ là việc học cả đời. Giáo dục không dừng lại khi một người rời trường nhưng cơ hội cho việc học sẽ sẵn có cho mọi người, trên khắp thế giới, trong suốt cuộc đời họ ở các dạng khác nhau: toàn thời và bán thời, hàn lâm và hướng nghiệp, ngoại tuyến và trực tuyến, trong lớp học và qua Internet, để giúp mọi người học vì họ phải là người học cả đời.

Ngày nay sinh viên học từ sách và thầy, họ ghi nhớ sự kiện để qua các kì thi và được bằng cấp. Ngày mai sinh viên học từ cả thầy và tài liệu trực tuyến. Sinh viên dùng công cụ tìm để thu được tài liệu cần thiết để học vì giáo dục là về khám phá ý tưởng và áp dụng chúng. Họ sẽ nhận được hướng dẫn từ thầy giáo nhưng vai trò của thầy sẽ là huấn luyện, hướng dẫn và hỗ trợ thay vì truyền thụ tri thức. Giáo dục của hôm nay là về phát triển tri thức chung nhưng giáo dục của ngày mai là về thu nhận kĩ năng. Hệ thống giáo dục của ngày nay được cấu trúc như “các lĩnh vực hàn lâm” tách rời nhưng giáo dục của ngày mai được cấu trúc quanh “kĩ năng năng lực” nơi sinh viên được dạy áp dụng tri thức chứ không ghi nhớ chúng. Mô hình giáo dục của ngày nay dựa trên “một cỡ khớp cho tất cả” nơi mọi sinh viên học từ cùng chương trình đào tạo với các lĩnh vực hàn lâm tách rời. Mô hình giáo dục của ngày mai được thiết kế để là “học theo nhịp cá nhân” nơi sinh viên phát triển kĩ năng của họ theo nhịp riêng của họ và tốt nghiệp khi họ hoàn thành danh sách các năng lực.

Hệ thống giáo dục của ngày nay dựa trên truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm nơi chương trình đào tạo được một nhóm các thầy giáo và học giả xây dựng ra. Họ tổ chức chương trình đào tạo thành các phân loại hàn lâm nơi sinh viên được tách ra vào các lĩnh vực độc lập. Hệ thống giáo dục của ngày mai sẽ là việc học và tư duy liên ngành, đặc biệt trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Việc học liên ngành này sẽ hội tụ vào việc đem doanh nghiệp, công nghệ, khoa học và toán học lại cùng nhau để thúc đẩy nhiều phát kiến. Trong mô hình giáo dục mới này, sinh viên sẽ khám phá cách họ học tốt nhất và chọn các con đường học tập đa dạng qua các môn học đặc biệt được thiết kế để giúp cho họ thu được kĩ năng và suy nghĩ về việc học của họ. Sau khi có những kĩ năng chung, sinh viên sẽ chuyển sang pha tiếp nơi họ sẽ trải qua “việc chìm sâu” mạnh mẽ dưới sự hướng dẫn của thầy giáo vào một chương trình học tập đặc biệt nơi họ làm việc trong tổ để phát triển “kỉ luật có cơ sở” cho một khu vực đặc biệt. Pha cuối cùng sẽ thách thức sinh viên chứng tỏ khả năng của họ áp dụng tri thức của họ để giải quyết tình huống thế giới thực.

Đã có những thảo luận về mô hình giáo dục mới trong vài năm qua. Nhiều người thích nó nhưng một số người không thích; điều quan trọng cần hiểu là với tiến bộ của công nghệ, nhiều thứ sẽ thay đổi bất kể liệu mọi người có thích hay không thích. Một nhà kinh tế giải thích: “Thị trường sẽ chỉ đạo tương lai vì mọi người sẽ làm bất kì cái gì họ cần để sống còn.” Sự kiện là không hệ thống giáo dục nào là tốt hơn hệ thống khác nhưng nó phải điều chỉnh theo nhu cầu của xã hội. Các đại học ngày nay phải thay đổi nhanh chóng để hỗ trợ cho nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu nơi mọi thứ đang xảy ra với tốc độ của Internet, nơi doanh nghiệp vận hành 24 giờ và 7 ngày một tuần. Trong môi trường cạnh tranh này, hệ thống giáo dục phải kéo dài ra ngoài lớp học truyền thống và chương trình đào tạo cứng nhắc để hỗ trợ cho việc phát triển xã hội tri thức. Các đại học mà có thể thay đổi nhanh nhất sẽ sống sót và thịnh vượng trong thế giới thay đổi nhanh này.


TAGS:

Cloud-based education management platform

Cloud-based education management platform

Vui lòng đê lại thông tin, tư vấn viên của chúng tôi sẽ  liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm ơn!